Friday 1 July 2011

- Nghiệp Báo Khó Tránh



Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Có vị Tỳ Kheo đem lời ác đến mạ nhục Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên. Phật ba lần can gián nhưng vị Tỳ Kheo này không biết cãi hối.
Thời gian sau, vị Tỳ Kheo ấy thân bị ghẻ lở khắp mình đau nhức rồi chết. Khi chết thần thức đọa vào địa ngục.

Phật dùng Thiên nhãn nhìn thấy bèn họp chúng dạy: "Xét người ở đời búa để trong miệng. Sở dĩ giết người bởi do lời ác" (Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu cung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn). Thế nên Tỳ Kheo các ngươi phải tự răn dè!

Bình:

Bài kinh này Phật nhắc lại quả báo của lời nói ác để răn dạy các thầy Tỳ Kheo.
Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, nó có thể gây khổ đau cho người ta hiện đời cũng như nhiều kiếp. Qua câu chuyện Phật kể trên chúng ta đã thấy rõ.
Giờ thử tìm hiểu nguyên nhân người ta lại nói lời độc ác. Sỏ dĩ buông ra những lời độc ác là do nóng giận mà ra. Vì vậy muốn không khởi lời nói ác, Phật dạy chúng ta phải tu hạnh nhẫn nhục: Nhịn chịu những lời nói trái tai, những hành động nghịch ý, những cử chỉ thiếu lễ độ... của kẻ khác để tâm ta luôn luôn mát mẻ dịu hiền. Phải luôn luôn nhớ câu Phật dạy: "Lời nói ác như búa để trong miệng, sỏ dĩ giết người do lời nói ác" để tự răn mình.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: "Người ác hại người hiền như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà mình bị lấm. Lại cũng như ngước mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt chẳng đến trời mà rơi xuống mặt mình".

Xét lại lời Phật nói trên thật là chí lý. Lời nói ác chỉ tự chuốc họa vào thân mình mà thôi. Tục ngữ có câu: "Ngậm máu phun ngưòi miệng mình dơ trước" là vậy.

Một điều lợi ích rất lớn khi người ta biết dằn cơn nóng giận, không để thốt lên lời nói ác. Trong Kinh Pháp Cú có câu: "Nếu bị người ta mắng mà không mắng lại, là tự cứu mình và cứu người". Tại sao? Vì nếu người ta cãi với mình mà mình làm thinh, thì họ hết cãi (trái lại thì sanh ấu đã). Họ sân với mình mà mình không sân tức là mình đã chinh phục được họ.

Người thế gian không hiểu lý này, cho là ngu si hay yếu đuối. Sự thực đây là việc làm của kẻ có trí tuệ và đầy đủ nghị lực. Phải mạnh lắm mới có thể nhẫn được, nếu yếu ớt nghe một câu trái tai tức nổi giận liền. Vậy muốn thân tâm mát mẻ, lời nói ra có đạo đức hiền từ, chúng ta phải dứt tâm phân biệt hơn thua, phải quấy, khi tâm hơn thua, phải quấy dứt thì lòng yêu ghét không còn, tâm nóng giận cũng theo đó mà hết. Hiện đời ta được an lạc và tương lai cũng tránh được quả báo khổ đau, đó là người hùng trong đạo vậy.



Trích: Nhặt Lá Bồ Ðề, Tập 2_HT.Thích Thanh Từ



- Nết hạnh phụng dưỡng mẹ cha


- Nếu cha mẹ đã quá vãng thì bổn phận làm con nên cố gắng làm mọi việc lành, rồi hồi hướng đến cha mẹ hằng ngày. Người con nào làm được như thế mới gọi là con có hiếu và đáp đền được công ơn sanh dưỡng trong muôn một.

- Người nào có phước mới còn cha mẹ tại tiền. Người còn có cha mẹ tại tiền trong nhà, cũng như có chư thánh nhân trong nhà vậy. Theo Đức Thế Tôn, cha mẹ có thể sánh với chư thánh nhân, bởi vậy cúng dường đến cha mẹ có phước vô luợng vô biên, cũng như cúng dường cho các bậc A La Hán vậy.
Phàm người biết công ơn cha mẹ thì phải lo cách đáp đền bằng vật chất và bằng tinh thần.

- Đền đáp công ơn bằng vật chất phải thực hành như thế này là:
1. Phải hết lòng cung kính cha mẹ, không bao giờ dám nói một lời nào vô lễ, làm trái ý.
2. Phải lo phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp vật thực, thuốc uống, y phục và chỗ ở. Phải quạt nồng đắp lạnh, sớm thăm tối viếng cha mẹ, cũng như khi ta còn nhỏ cha mẹ lo cho ta.
3. Phải lo chăm nom săn sóc cha mẹ khi có bệnh.
4. Phải bỏ việc gia đình của mình để làm việc cho cha mẹ trước, và không bao giờ nghĩ đến việc riêng của mình khi chưa làm xong công việc của cha mẹ.

- Đền đáp công ơn cha mẹ về tinh thần là:
1. Gắng hết sức giữ gìn thanh danh của gia đình, không để cho người đời khinh bỉ, hơn nữa gắng làm sao thanh danh của gia đình càng ngày càng được người ca tụng.
2. Gắng làm cho mình ra người đáng thọ hưởng gia tài của cha mẹ để lại.
3. Khi cha mẹ ta không có đức tin với Tam Bảo, không thọ tam qui ngũ giới, tự mình cố gắng khuyên; nếu không được, thì gắng nhờ các bậc trí thức giảng giải hộ mình hoặc chư Tăng hay các bậc đại đức thuyết pháp độ cha mẹ.
4. Ít lắm ta cũng phải làm sao thuyết phục được cha mẹ thọ tam qui ngũ giới.
5. Dẫn dắt cha mẹ vào chùa nghe pháp, bố thí và học minh sát tuệ. Người làm tròn được những đều trên đây mới gọi là con biết yêu thương cha mẹ và báo đền được muôn một công ơn cha mẹ.

- Phần người con biết đền đáp công ơn cha mẹ, thì được những sự hạnh phúc là:
1. Không bị mất sự lợi ích.
2. Sẽ được thoát khỏi những điều kinh sợ.
3. Sẽ thoát khỏi được tất cả tai nạn.
4. Sẽ được lợi lộc do các bậc trí thức hay vua chúa ban cho.
5. Sẽ được quyền cao chức lớn do vua phong.
6. Hằng được sự ngợi khen của hàng đại chúng ở mọi nơi và mọi trường hợp.
7. Sẽ thoát khỏi sự ám hại của kẻ bất lương.
8. Khi có bị tai nạn cũng có chư thiên đến cứu.
9. Sau khi chết được sanh về cõi trời.
10. Sẽ được sanh về cõi Niết Bàn.
11. Đi theo con đường của chư Bồ tát và chư thánh nhân.



- Trích: Giảng giải 38 pháp Hạnh Phúc
Pháp sư Maha Thongkham
(Bình Anson hiệu đính, 2006)


BÀI VĂN HAY TRÍCH TỪ KINH SÁCH:

Thursday 16 June 2011

- Những chuyện niệm Phật vãng sinh lưu xá lợi.


NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/p10720a10804/nhung-chuyen-niem-phat-vang-sinh-luu-xa-loi


Quán Thế Âm Đại Bồ-Tát nói: " Các pháp ở thế gian đều như huyễn. Tiếp tục xưng niệm danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật mà không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự ... đó là danh-hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc ... tròn đầy chiếu suốt mười phương 

Nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội thành Bồ-Đề Thật Tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Trí Tự Chứng ... niệm niệm tương ứng với Đại Địa Bồ-Tát "

- Niệm Phật Thành Phật - Pháp Sư Tịnh Không




Nguồn sách: http://thuvienhoasen.org/a18463/niem-phat-thanh-phat-phap-su-tinh-khong

TẤT CẢ PHÁP TỪ TÂM TƯỞNG SANH

 Nếu hàng ngày tưởng nhớ Phật, nhất định biến thành Phật. “Chuyển biến tối thắng” ( Chuyển biến thù thắng nhất), thì chuyển thành cảnh giới Phật. 

Quý vị nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ Tát. Nghĩ cái gì thì biến thành cái đó. Đây không phải do chư Phật, Bồ Tát làm chủ quyết định, không phải do Thượng đế, càng không phải là vua Diêm La (Diêm Vương) quyết định được, mà do ý niệm của quý vị đang chi phối quyết định… 

Phật giáo dạy chúng ta tu hành, nền tảng lý luận xây lên từ đây. Do đó, dạy quý vị “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật), vậy thì sao không niệm Phật, không nghĩ tưởng về Phật? 

Thường nhìn vào điểm tốt của người ta, người này tương lai nhất định sinh về “Tam thiện đạo”; thường nhìn vào điểm xấu của người khác, người ấy tương lai ắt đọa “Tam ác đạo”. Thiện, ác hai đường đều do tâm tưởng sinh ra. Quý vị hiểu rõ sự thật chân tướng, thiện ác hai đường đều không chọn lấy, chí nguyện cao nhất chỉ có một mục tiêu là muốn thành Phật.

Wednesday 15 June 2011

- Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật - PS.Tịnh Không




NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/a51847/nhin-thau-la-tri-tue-chan-that




“Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hếtthảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy làngười làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất.” HT. Tịnh Không

21. Lúc chúng ta niệm Phật phải nhớ rõ “tâm như Phật”, [nghĩa là] tâm của chúng ta giống như tâm Phật. Tâm Phật là tâm như thế nào? Đó là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, giác mà không mê. Cho nên lúc chúng ta niệm Phật, tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải giống như tâm Phật, thân tâm và thế giới thảy đều buông xuống. Các pháp thế gian hết thảy tùy duyên là được rồi, đừng phan duyên. Vì phan duyên tâm sẽ chẳng thanh tịnh, sẽ chẳng bình đẳng. Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy là người làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất. Cũng tức là buông xuống hết thảy vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, đó gọi là thật sự giác ngộ. “Nhìn thấu, buông xuống” là tu phước huệ hạng nhất. Cho nên tâm phải giống như tâm Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật.

Thursday 2 June 2011

- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP_Lý Bỉnh Nam biên soạn

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP
Giải đáp những nghi vấn liên quan đến pháp môn Tịnh độ
Lý Bỉnh Nam biên soạn
Thích Đức Trí dịch

NGUỒN SÁCH: http://www.ducquanam.com/bai_viet/phathocvandap_in_20_12.pdf



Hỏi: Từ đâu để đi đến được thế giới Tây phương cực lạc?

Trả lời: Từ tâm mà đi. Vấn đề này cần phải cẩn thận nghe 
kinh hay đọc kinh điển và chú giải mới có thể hiểu biết rõ 
ràng. Vì đại thiên thế giới đều do tâm tạo, Tây phương cực 
lạc không ngoài lẽ tự nhiên đó. Nhưng mà cần nhận thức 
rõ hai chữ “Duy tâm”. Không phải trong chốc lát mà hiểu 
hết được hai chữ này, e rằng nói không hết và sẽ hiểu sai 
vấn đề. Do vậy, nếu chưa rõ những nghĩa trên thì cần phải 
nhẫn nại tin lời Phật dạy là không hư dối, phát nguyện 
vãng sanh, thì đến lúc lâm chung nhất định sẽ được Đức 
Phật A Di Đà tiếp dẫn, từ đó thoát khỏi luân hồi lục đạo, 
xa rời biển khổ sanh tử. Cũng như bác sĩ kê toa thuốc, nếu 
bạn muốn học đặc tính của các món thuốc đó, sau đó mới 
dùng thì sẽ muộn mất rồi, làm sao mà trị lành bệnh được?


Hỏi: Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

Trả lời: Nam mô có nghĩa là quy y, kính lễ. A Di Đà Phật là 
danh từ chỉ một vị Phật, còn có nghĩa là Vô lượng quang, 
Vô lượng thọ. Tất cả nghĩa đó chỉ cho trí tuệ, từ bi và sức 
thần thông vô lượng vô biên, ngôn ngữ không thể nói hết. 
Vấn đề này cần phải đọc kinh A Di Đà mới biết đến nơi, 
đến chốn. Nếu chưa có đủ khả năng học kinh thì trước hết 
nên xem qua các tác phẩm “Sơ cơ tịnh nghiệp chỉ nam”, “Kì 
lộ chỉ quy” (Giác Hải Từ Hàng) và “Phật học thiển thuyết”. 
Chỉ cần xem qua vài lần thì biết rõ hơn. Nếu không hiểu rõ 
sẽ sanh mê tín và dễ dàng thối tâm.


Hỏi: Người không ăn chay mà niệm Phật có thể được vãng sanh 
không?

Trả lời: Tuy không ăn chay, nhưng cần giữ giới sát, phương 
tiện tạm thời là ăn ngũ tịnh nhục, như vậy sẽ không chướng 
ngại vãng sanh.

 Ngũ tịnh nhục bao gồm: 
1. Trường hợp thịt các loài động vật bị giết mà không tận mắt nhìn thấy; 
2. Thịt các loài động vật bị giết kêu đau đớn mà không tận tai nghe;
3. Thịt đó không vì mình mà động vật phải bị giết; 
4. Thịt loài động vật tự nhiên bị chết;
5. Thịt từ các loài vật khác ăn thừa.



Hỏi: Người tại gia lập gia đình sanh con đẻ cháu, duy trì nòi giống 
đời sau. Quan hệ giữa vợ chồng là chánh dâm. Đang lúc phát sanh 
quan hệ, tự nhiên danh hiệu khởi lên trong tâm giống như bánh 
xe đang chuyển động, đây chính là không niệm mà tự động niệm. 
Ngay chỗ mà ba nghiệp không sạch sẽ, Thánh hiệu tự nhiên xuất 
hiện, thì nên quán tưởng thế nào? Những vấn đề giống như thế 
trước đây không dám viết thư hỏi thầy vì sợ sự hỏi đáp này làm ô 
nhiễm việc học Phật pháp. Nhưng mà nghĩ đến người sau này có 
thể gặp những vấn đề như thế, những bạn đạo khác cũng gặp vấn 
đề như thế, cho nên mạo muội thẳng thắn mà thưa hỏi, cầu xin 
thầy chỉ dạy.

Trả lời: Với bối cảnh như vậy mà không quên tịnh niệm, 
có thể biết thường ngày dụng công rất sâu. Mục đích tránh 
đi sự không cung kính thì nên nhanh chóng chuyển niệm, 
có thể quán tưởng hoa sen, cây báu, lầu các, ao vàng. Như 
vậy tuy chỗ uế mà không mất tịnh niệm, giống như hoa 
sen mọc ở ao hồ mà không bị nhiễm bùn nhơ, thì không 
có vấn đề là không cung kính. Mong đạo hữu có thể lãnh 
hội ý nghĩa đó.


Hỏi: Nếu như ở trong phòng ngủ hay ở tại nhà vệ sinh mà niệm 
Phật, bất kể là niệm Phật thành tiếng hay niệm thầm, như vậy có 
phải là không có sự cung kính?

Trả lời: Trong phòng ngủ có thể niệm Phật thành tiếng, 
nhưng sau khi nằm xuống thì nên niệm thầm, không nên 
niệm thành tiếng. Tại nhà vệ sinh cũng nên niệm thầm, 
không nên niệm thành tiếng. Ở đây không phải là không 
cung kính, bởi vấn đề đại, tiểu tiện là không thể tránh 
khỏi. Nơi phòng ngủ, chỗ sinh hoạt thường xuyên, cần 
phải niệm Phật liên tục, tại sao lại không? Tại những nơi 
không sạch sẽ thì có thể áp dụng phương pháp niệm thầm.

Wednesday 1 June 2011

- Luận hoa nghiêm niệm Phật Tam - muội



03. Niệm danh tự Phật để thành tựu phương tiện hay nhất

   Pháp thân không có hình tướng, giả mượn danh tự để trình bày. Báo thân và hóa thân vô biên nhờ danh tự mà được biết đến đầy đủ. Bài kệ tán trong phẩm Tu-di: 
“Thà chịu khổ địa ngục
Được nghe danh tự Phật
Không hưởng vô lượng vui
Không nghe danh tự Phật”.

   Sở dĩ trong vô số kiếp ở đời quá khứ, chịu khổ trôi lăn trong sinh tử vì chẳng được nghe danh tự Phật. Chỉ cần nghe được danh tự Phật là đã trồng nhân tốt, huống chi luôn luôn niệm liên tục.

   Như trong kinh Văn-thù Bát-nhã ghi: “Muốn nhập Nhất Hạnh Tam-muội, phải ở nơi vắng vẻ, bỏ các loạn tưởng, chẳng chấp tướng mạo, buộc tâm vào một đức Phật, chuyên xưng danh tự, tùy theo Phật ở hướng nào, ngồi thẳng quay mặt về hướng ấy buộc niệm tương tục vào một đức Phật, thì ở trong niệm đó thấy được các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Vì sao? Vì công đức niệm một đức Phật bằng công đức niệm vô lượng đức Phật”.

   Kinh A-di-đà cũng lấy chấp trì danh hiệu làm chánh nhân vãng sinh. Cho nên biết công đức của danh tự không thể nghĩ bàn.
   Như bài kệ tán trong phẩm Đâu-suất:
“Lấy Phật làm cảnh giới
Chuyên niệm không ngừng nghỉ
Người này được thấy Phật
Số Phật bằng với tâm”.
   Phẩm Hiền Thủ nói:
“Nếu thường niệm Phật, tâm bất động
Ắt thường trông thấy vô lượng Phật
Nếu thường trông thấy vô lượng Phật
Ắt thấy Như Lai thể thường trụ”.

   Bài kệ trước luận về trì danh nên nói “số”, bài kệ sau gồm cả báo thân và hóa thân để thấu suốt pháp thân nên nói “vô lượng”. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết số hữu lượng mà không biết số siêu việt lượng, biết danh tự của tức số mà chẳng biết danh tự của siêu việt số, biết danh tự của siêu việt số nên suốt ngày niệm mà chưa từng niệm, biết số của siêu việt lượng nên niệm một đức Phật tức gồm hết tất cả Phật.

   Phẩm Tùy Hảo Quang Minh ghi: “Như ta nói ngã mà chẳng chấp ngã, chẳng chấp ngã sở. Tất cả chư Phật cũng vậy, tự nói là Phật nhưng chẳng chấp ngã và ngã sở”.

   Nhưng người mới vào môn này ắt phải dựa vào số, hằng ngày cần phải hạn định khóa trình, từ một đến vạn, từ vạn đến ức, niệm chẳng rời Phật, Phật chẳng khác tâm, như trăng ở trong nước mà trăng chẳng phải ở trong nước; như xuân ở tại cành hoa mà xuân chẳng phải ở ngoài cành hoa. Niệm Phật như vậy thì danh tự tức pháp thân, vì tánh của danh tự chẳng thể thủ đắc. Pháp thân tức danh tự vì pháp thân hiện hữu ở khắp mọi nơi, cho đến báo thân và hóa thân cũng chẳng khác danh tự. Cũng vậy, danh tự chẳng khác báo thân và hóa thân. Cho nên, phẩm Như Lai Danh Hiệu nói: “Danh hiệu của một đức Như Lai đồng đẳng với pháp giới hư không giới, tùy theo tâm chúng sinh mà mỗi người đều thấy biết khác nhau”. Như thế, đủ biết các danh tự của thế gian đều là danh tự Phật, chỉ cần nêu ra bất cứ một danh tự Phật nào cũng đều bao gồm hết danh tự của thế gian.



   Phẩm Tỳ-lô-giá-na viện dẫn các đức Phật quá khứ có danh tự bất đồng, nhưng chỉ cần dùng một danh tự Tỳ-lô là bao gồm hết, vì tất cả các đức Phật đều có tạng thân Tỳ-lô xưa nay không khác. Như vậy, niệm Phật, thọ trì danh tự một đức Phật thì gồm thu pháp giới. Danh tự là toàn pháp giới nên toàn pháp giới gồm thu, chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, cũng chẳng phải phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng cạnh, phương trên, phương dưới, mười phương, ba thời gian không sót trong lúc đang niệm, chẳng trải qua một Sát-na (thời gian cực ngắn) đã thành Phật rồi.

- Quê Hương Cực Lạc - HT.Tuyên Hóa




NGUỒN SÁCH: http://thuvienhoasen.org/a6752/que-huong-cuc-lac-hoa-thuong-tuyen-hoa


- Pháp môn niệm Phật là pháp môn rất dễ hành trì tu tập, mọi người ai cũng tu được pháp môn này. Chỉ cần bạn niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, tương lai khi đến lúc lâm chung bạn sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, hóa sanh trong hoa sen, mỗi ngày nghe Phật A Di Đà nói pháp, tương lai thành Phật.
- Xưa nay thường nói, niệm Phật khi lâm chung thì vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, còn hiện tại chúng ta chưa chết, thế bây giờ chúng ta niệm Phật để làm cái gì? Đúng không? Nhưng để có lợi ích khi chết, thì khi sống bạn phải cần lo vun bồi trước. Giống như bạn trồng loại cây ăn quả, muốn thu hoạch kết quả thì bây giờ ta phải tốn thời gian ít năm chăm bón cây mới phát triển được. Sự phát triển đó, phải theo thời gian mà tạo thành kết quả. 

- Niệm Phật cũng như thế, bây giờ bạn niệm Phật, đến khi lâm chung mới không bị các bệnh thống khổ, không bị tâm tham, sân, si làm bấn loạn, nhất tâm niệm Phật thì Phật A Di Đà đến tiếp dẫn bạn đi. Bây giờ nếu bạn không niệm Phật, đến khi lâm chung, tứ đại phân ly, khi ấy bạn muốn niệm Phật cũng không niệm được, trừ khi có bậc thiện tri thức đến trợ giúp cho bạn, nhắc nhở bạn, bảo bạn niệm Phật. Cho nên lúc còn sống, mỗi ngày đều niệm Phật, niệm mãi đến khi kết thành một mảng. 


- Lâm chung chỉ cần niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì lúc đó bạn chỉ nhớ đến Phật, ngoài ra chẳng luyến tiếc vướng bận gì cả, bạn sẽ thanh thản ra đi về cõi Phật. Cho nên, khi sống cũng như khi chết bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì Phật A Di Đà cũng không quên bạn, chúng ta nương vào đại nguyện của Phật A Di Đà thì Ngài dùng kim đài đến tiếp dẫn bạn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

SÁCH HAY NÊN ĐỌC:

Sunday 20 February 2011

- Nhĩ Căn Viên Thông (hóa giải bùa chú ) - Thầy Thích Tuệ Hải

Trích từ bài giảng của Thầy:


1. CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: "cô này vướng phải bùa chú có bao nhiêu tiền đem cho người khác hết"

CÁCH GIẢI THEO LỜI DẠY CỦA THẦY: 
Có thể tìm Tăng Ni, bạn đạo hoặc tự Cô làm
trước hết tìm hình của Quán Thế Âm mà mình cảm thấy thích, ngồi nhìn hình ảnh của Ngài thật kỹ  để mình chụp hình của Ngài QUÁN THÉ ÂM in trong não, sau đó về trước bàn PHẬT, lấy 1 chung nước trắng để trước mặt bắt đầu niệm, có thể niệm:
- thứ nhất: CHÚ ĐẠI BI
- thứ hai: Chú Om Mani Padme Hum (Án Mani Bát Mi Hồng)
- thứ ba: NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Trong 3 chọn 1, vừa niệm vừa tưởng hình của Ngài QUÁN THẾ ÂM, nếu tưởng được hình QUÁN THẾ ÂM hiện được trong ly nước, sau đó để lên trán vái tên tuổi gì? đang vướng vào nạn bùa chú như vậy, xin NGÀI BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM biến ly nước này thành cam lồ, để con uống vào có thể hóa giải được nghiệp đó.

sau đó cô đã làm thành công


2. CÂU CHUYỆN THỨ HAI:

Chuyện xảy ra vào năm 69 ở Quận 6 – khu Phú Định, có một cô Phật tử, bây giờ cô đang ở Mỹ mà khi chúng tôi qua đây thì chúng tôi chưa gặp. Cô lên cô kể câu chuyện cuộc đời của cô, thì thời điểm đó, ở làng Phú Định, có một ông Thầy Bùa rất là giỏi, khi vào làng Phú Định thì ông biểu diễn nhiều chuyện bùa cho dân làng ở đó, lần đầu tiên thì dân làng chuẩn bị cúng một cái đình, tới ngày lễ cúng đình rồi thì cái đình đó rất là nhỏ, thì ông mới xuất hiện trước số đông người và ông nói rằng bây giờ ở gần đây có cái đình nào lớn không, để ông có thể ông mượn cái đình đó về đây cho bà con ngày mai cúng, rồi ông sẽ trả lại, thì dân làng nói bên cạnh đây có cái đình lớn hơn, rộng hơn có thể chứa được nhiều người để làm lễ cúng đó. Cuối cùng, đêm đó ông mượn cái đình, ông dời đình nhỏ đi, dời đình lớn về, tức là năng lực thần chú của ông này cũng hơi bị ghê gớm..

Thì đó là cái câu chuyện đầu tiên gây chấn động ở làng Phú Định đó rồi, chưa thôi, tức là năm đó tới một cái mùa cấy của dân đó, thì dân làng đi tới đó để cấy, và ổng nói thôi bà con lên hết đi, đêm nay để tôi cấy hết mấy mẩu ruộng này cho, thì dân làng cũng nghe lời ông đi lên, đêm đó người ta nghe dưới ruộng lóc cóc, lủm chủm, .. giống như có người cấy dưới đó vậy, vậy là sáng hôm sau mấy mẫu ruộng đã được cấy xong. Và ông cũng có khả năng trị bệnh bằng bùa chú này kia rất là nhiều. Thì vô tình cái cô Phật tử đó rớt vào mắt ông, thì hôm đó cô đang quét chùa, thì cô kể lại cô đang cầm chổi quét chùa Hội Tông đó, tự dưng bị lực gì đó điều khiển rất lạ, cô buông chổi cô đi mà cô không biết cô đi đâu, và cô không thể cưỡng lại lực đó giống như có một sự lôi kéo cô phải đi, cô rời khỏi chùa Hội Tông đó và đi thẳng tới nhà ông Thầy này. Thì ông Thầy này thấy cô bước vô nhà, ngồi cười, và cô tự động tới ghế cô ngồi bên cạnh ông Thầy đó, ông Thầy đó mới bắt đầu ông bỏ đi tắm. Thì cái phước cô này vẫn còn hay sao đó, cô tỉnh lại, thì cô nhớ lại lời dạy của sư phụ mình là Hòa Thượng Minh Thiện, HT Minh Thiện thì mất rồi, Hòa Thượng có dạy cái điều này trong lúc cô ở Chùa, cô sực nhớ lại, thì cô lấy ly nước trên bàn cúng tổ, tổ bùa tổ cúng bùa luôn chứ hông phải ly nước bình thường (cười), cô thấy được ly nước trong cô rất là mừng, cô bưng cô để xuống đất cô ngồi xếp bằng bắt đầu cô niệm liền, cô nói cô đọc chưa xong 3 biến Đại Bi thì cái hình Ngài Quán Thế Âm hiện trong ly nước được theo như cái tưởng của cô rồi. Và cô bưng lên cô vái cô uống xong thì cô tỉnh hoàn toàn, cô đi về. Thì mọi chuyện tốt đẹp cô đi về.
Thì cô đi về, 3 ngày hôm sau ông Thầy bùa này tới Quỳ gối dưới chân cô, nói là bây giờ cô làm ơn cho tôi biết có ông Thầy nào mà cứu cô ngày hôm trước đó, thì cho tôi lạy tôi xin lỗi vì tôi lỡ có cái sai lầm như vậy. Nếu cho tôi gặp Thầy cô, cho tôi xin lại tất cả những cái năng lực bùa chú của tôi, thì tôi hứa là tôi sẽ rời khỏi cái làng này tôi đi luôn, tôi không quay lại đây nữa. Cô nói:”Tôi đâu có Thầy nào đâu, ông Thầy của tui là ông Phật".. (cười), tại vì Thầy tôi có dạy như vậy và rõ ràng trong Kinh Phật có chuyện như vậy và sau cái lần đó rồi thì cái người sử dụng bùa chú đó gần như tan biến mất luôn, tức là ông không còn khả năng bùa chú nữa, chúng ta thấy năng lực Phật pháp có cái điều này. Vì vậy mà ở Việt Nam có nhiều người vướng vào tình cảnh đó thì ứng dụng thành công rất là nhiều…. “
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát_()_




Saturday 19 February 2011

- Niệm Phật Như Thế Nào Để Có Được Công Đức - Thầy Thích Tuệ Hải

 TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG CỦA THẦY:


- Câu đầu tiên trong bản kinh A DI ĐÀ Đức PHẬT nói: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp."

Nếu muốn về Cực Lạc phải vượt qua "10 muôn ức cõi PHẬT": có nghĩa là 10 tập nhân gây ra đau khổ cho chính thâm tâm của tất cả chúng sanh: Tham, sân, si, mạn, nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ,Giới cấm thủ, Tà kiến.

Đến phương Tây là chỗ kết thúc của 10 cõi ức đang xảy ra nơi thâm tâm của chính mình, đây là 1 câu nói hết sức căn bản. Khi 1 người chuẩn bị tu tập theo bất kỳ hệ thống kinh điển nào thiền, tịnh độ, ...đều phải vượt qua 10 muôn ức cõi PHẬT.



- Trong Kinh Đức PHẬT dạy: "Này các Tỳ Kheo, nếu có một chúng sanh nào thương mến Ta, thì chúng sanh đó đủ phước để có thể sanh về cõi Trời." 

 Muốn Niệm Phật có kết quả thì thương PHẬT, luôn nhớ PHẬT, không quên PHẬT.

 Muốn niệm PHẬT nhất tâm "dành trọn con tim" thương Đức PHẬT , không phút giây nào quên PHẬT.

Khi đứng trước bàn thờ Đức Phật lạy PHẬT mà lòng ta thương Đức PHẬT, tôn kính Đức PHẬT, xúc động khi lạy Đức PHẬT : thì  mỗi 1 lạy ta lạy xuống sẽ có 1 điều hết sức vi diệu đến với mình, từ đó phước của ta là từ cõi Trời trở lên, không còn sụt xuống cõi TA BÀ nữa. Và sẽ kết nối với từ lực của Đức PHẬT tới chính mình chuyển hóa thân tâm của mình....

 Vì vậy, muốn đến cảnh giới Cực Lạc thì trước nhất ta phải thương Đức PHẬT, vui khi nhớ đến PHẬT, bằng cách nào đó tạo dấu ấn của PHẬT trong tâm của ta.




Friday 18 February 2011

- Niệm Phật Với Tâm Bồ Đề (rất hay)- Thầy Thích Trí Huệ

Trên đời này cái gì nó có rồi cũng sẽ mất, cái mà chúng ta đem được đi của kiếp tương lai chỉ có hai thứ:
- Thứ nhất là phước báo: trong phước báo đó có phước báo của cúng dường và bố thí.
- Thứ hai là những quả vị tu chứng của tâm.



Monday 7 February 2011

- Phật thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ



PHÁP 12 NHÂN DUYÊN

** Tất cả chúng sanh xưa nay bản tánh vốn là thanh tịnh. Do quá khứ vì một niệm vô minh vọng đọng dấy khởi vọng thức, từ đây tạo ra vô số các hạnh nghiệp liền có thức nhập thai. khi có thức nhập thai thì có thai nghén đời hiện tại. Có thai nghén từ từ hình thành và đầy đủ các bộ phận: tai, mắt, mũi , lưỡi, thân, ý...bấy giờ 6 căn đầy đủ. Sau khi sanh ra 6 căn này sẽ nhận biết 6 loại cảm giác, 6 loại cảm giác còn gọi là 6 loại cảm thọ. Có cảm thọ thì phân biệt yêu ghét. Sau khi có yêu ghét thì sẽ chấp trước nên gắn sức để đoạt lấy. Có sự đoạt lấy thì lại hình thành nghiệp nhân của đời tiếp theo, thì phải lãnh chịu sự sinh ra của đời sau. Có sinh thì có già có chết và kèm theo tất cả những lo lắng, bi thương, khổ não...Đây chính là lối thuận sanh của 12 nhân duyên.

** Nếu không có vô minh vọng đọng thì làm sao có hành vi tạo nghiệp.
- Không có hành vi gây nghiệp thì làm sao có thức để nhập thai.
- Không có thức để nhập thai thì làm sao có thai nghén của sắc thân này.
- Không có sắc thân thì chẳng có hiện diện của 6 căn.
- Không có 6 căn thì không có 6 loại cảm giác.
- Không có cảm giác thì không có cảm thọ.
- Không có cảm thọ thì không có thương yêu ái luyến.
- Không có ái luyến thì không dính mắc đoạt lấy.
- Không có dính mắc đoạt lấy thì không có nghiệp báo nhân quả của đời tương lai.
- Không có nghiệp nhân quả của đời tương lai thì không có sự sinh của đời tương lai.
- Không có sự sinh ra thì chẳng có sự già chết cùng với sự ưu bi, sầu khổ, phiền não.

Đây chính là lối diệt trừ của 12 nhân duyên.

Điên Đảo con phải biết. Tất cả chúng sanh không quán chiếu 12 nhân duyên cho nên bị lưu chuyển ở trong biển khổ sanh tử. Nếu có người quán chiếu thông suốt 12 nhân duyên này có thể thấy được thực tướng các Pháp. Thấy được thực tướng các Pháp tức là thấy được Phật. Thấy được Phật tức là thấy được Phật tánh.

Tại sao Ta nói như thế, bởi vì tất cả Chư Phật đều lấy pháp 12 nhân duyên này làm pháp tánh. Con bây giờ được nghe Ta nói về 12 nhân duyên này thì thấy được Phật tánh thanh tịnh tức là bậc pháp khí của Phật môn.

Bây giờ Ta nói tiếp cho con nghe về Đạo chân thật không hai, Con khéo tư duy giữ gìn nhất niệm, nhất niệm tức là Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm còn gọi là Đại Thừa Tâm. Bởi vì căn tánh của chúng sanh không giống nhau. cho nên Chư Phật, Bồ Tát khi nói pháp phân chia thành ba thừa, trong mỗi niệm của con thường xuyên khéo giữ Bồ Đề Tâm này chớ để quên mất.

- cho dù 5 ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức... lẫy lừng hưng thạnh
- bốn con rắn: đất, nước, gió, lửa,...luôn luôn nuốt chửng, 
- ba độc: tham, sân, si... thường phát tát, 
- sáu giặc là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp... luôn thâm nhập 
- và tất cả yêu ma quỉ quái đến quấy phá, gây phiền não

con cũng phải giữ vững Tâm Bồ Đề này đừng bị dao động hoặc thối thất.
Con phát khởi Tâm Bồ Đề này thì thân thể con bền chắc như Kim Cang, tâm như hư không, người khác khó phá hoại được, Tâm Bồ Đề kiên cố tức chứng được Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh, của bốn đức Niết Bàn, khi có bốn đức Niết Bàn  thì sanh già bệnh chết, tất cả địa ngục sẽ đoạn tuyệt đối với con, như vậy xác quỉ vô thường sẽ không thể truy bắt con về quy án.

6 pháp ba la mật: 6 độ mà Bồ Tát đã tu
1. Tâm bố thí rộng khắp: bố thí giúp cho mình không tham lam
2. Giữ gìn giới luật trong sạch: giới luật giúp cho mình không hủy phạm về đạo đức
3. Luôn nhẫn nhục: nhẫn nhục giúp mình dẹp tâm sân giận.
4. Luôn luôn tinh tấn: tinh tấn giúp mình xóa tan tâm lười biếng
5. Siêng năng tu thiền định: thiền định giúp tâm không tán loạn.
6. Trí tuệ sâu sắc sáng suốt:Trí tuệ sáng suốt rõ ràng giúp mình xóa tan ngu si.

6 độ đầy đủ mới đạt đến bờ giác ngô thiếu 1 cũng không được
có 1 bài kệ mà Chư Phật thời quá khứ khi giác ngộ đã nói:

"Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui."

Con nên hoan hỷ phụng hành.


Sunday 6 February 2011

- Người Khéo Nói (Rất Hay) - Thầy Thích Pháp Hòa



"Hãy nói lên những lời
Không thiêu đốt Tự ngã
Không làm hại người khác
Lời nói ấy khéo nói."

- Chuẩn Bị Cho Người Lâm Chung_Thầy Thích Pháp Hòa

_()_A DI ĐÀ PHẬT_()_

- Niệm Phật có nghĩa là nhớ, nghĩ đến Phật.

- Hằng ngày mình niệm Phật là để xin VISA, mình đặt VISA sẵn. 
- Mỗi ngày dành 5, 10 phút niệm Phật cũng được, mỗi ngày mình phải nhớ Phật. 
- Nếu bây giờ mình không có bản đồ trong tay thì nguy hiểm
- Đến giờ phút lâm chung không ai có thể cứu được mình, chỉ có Phật A DI ĐÀ mới cứu được mình.
Như Tổ Qui Sơn cảnh sách nói:
 “Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng”,
 (nghĩa là: đường trước mờ mịt, không biết đi về đâu)


***Hộ niệm cho người sắp lâm chung:Tới giờ phút đó không cần tụng kinh gì cả, chỉ cần niệm 1 câu " A DI ĐÀ PHẬT" là đủ.

Saturday 5 February 2011

- Vững Chãi Trước Thị Phi - Đại Đức Thích Phước Tiến




"Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm, 
Danh lợi lòng băng với bão đêm. 
Mưa tạnh hoa rơi, non vắng vẻ, 
Chim kêu xuân lại quá bên thềm." 


(Phật Hoàng Trần Nhân Tông)

- Quy Y Những Điều Cần Biết-Taking Refuge In The Buddha,The Dhamma,The San...



A DI ĐÀ PHẬT_()_

Bạn nào muốn  Quy Y Tam Bảo nhưng sợ tội không dám quy y, vì không giữ đủ 5 giới, các bạn nên nghe Thầy giảng nhé! 

"...Đạo Phật không phải là 1 tôn giáo, Đức Phật dạy về 1 chân lý : sanh tử, vô thường, nghiệp báo, tội phước, nhân quả,... đó là quy luật của cuộc đời. Dù cho anh có là tôn giáo nào đi chăng nữa anh cũng phải chịu sanh tử, nghiệp báo, tội phước, nhân quả,..."

- ÂN ĐỨC CỦA PHẬT A DI ĐÀ (PS. Tịnh Không giảng)




ÂN ĐỨC CỦA PHẬT A DI ĐÀ
(người niệm Phật phước báo lớn nhất, thế xuất thế gian không ai có thể sánh được.)
___________
Cõi Thật Báo Trang Nghiêm là cõi Phật, ở đây gọi là “liễu Phật độ không”, đây là cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Người ở trong này không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, là cõi Phật. Cõi phương Tiện Hữu Dư khởi tâm động niệm, nhưng không có phân biệt chấp trước. Trong kinh điển đại thừa thường nói tứ thánh pháp giới trong mười pháp giới, cõi Phương Tiện Hữu Dư là tứ thánh pháp giới. Cõi Phàm Thánh đồng cư là lục đạo uế độ. Nhưng thế giới Tây Phương Cực Lạc rất đặc thù, có cõi Phàm Thánh đồng cư, nhưng trong cõi Phàm Thánh đồng cư chỉ có hai đường là nhân đạo và thiên đạo. Nó không có ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh, không có. Nó cũng không có Tu La, La Sát, không có những đường này. Vì sao không có? Vì do 48 lời nguyện của Phật A Di Đà thành tựu. Nguyện đầu tiên trong 48 nguyện, ngài hy vọng tương lai, nơi ngài giáo hóa chúng sanh có mười pháp giới, có luân hồi lục đạo. Trong luân hồi lục đạo không có ba đường ác, đây là bổn nguyện công đức của Phật A Di Đà thành tựu.
Cho nên vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, đều được 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì, năng lực gia trì này chúng ta không sao tưởng tượng được, đây là không thể nghĩ bàn. Vì sao vậy? Vì chúng ta không nghĩ ra, cũng không nói rõ được, nói rồi quý vị cũng không hiểu. Dùng ví dụ để nói, chắc là hiểu được đôi chút. Ví như quý vị đầu thai đến nhân đạo, đầu thai vào nhà đế vương, sanh ra quý vị chính là tiểu vương tử, quý vị liền nhận được sự đãi ngộ phú quý của hoàng gia, đó là năng lực của quý vị. Không phải cha là Hoàng đế, là người này phước của cha, chứ không phải của họ, chính là đạo lý này. Quý vị đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi đó Phật A Di Đà là giáo chủ. Thế giới đó là 48 nguyện của ngài, nhờ năm kiếp tu hành mà thành tựu. Quý vị đến đó sẽ hưởng thụ được, mỗi điều trong 48 nguyện chúng ta đều hưởng thụ được, không sót điều nào. Phước báo này lớn biết bao, mười phương chư Phật Như Lai đều không sánh kịp.
Cho nên ở trước giảng , tôi từng nói người niệm Phật phước báo lớn nhất, thế xuất thế gian không ai có thể sánh được. Vì sao vậy? Vì sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc giống như chư Thiên tầng Trời thứ Sáu của cõi Dục Giới trong thế giới Ta Bà. Chư Thiên trong cõi Trời thứ Sáu phước báo lớn nhất, những thứ họ cần thì tầng Trời thứ Năm- Trời Hóa Lạc là biến hóa- những gì họ cần, họ tự biến hóa. Trời Hóa Lạc biến hóa ra cúng dường Trời thứ Sáu. Tầng Trời thứ Sáu không cần tự mình biến hóa. Chúng ta vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, Phật A Di Đà biến hóa thế giới Tây Phương Cực Lạc và vô lượng hưởng thụ để cúng dường chúng ta, không phải chính là biến thành người của tầng Trời thứ Sáu đó sao! Dùng so sánh này quý vị thử nghĩ xem, quý vị có thể biết quan hệ của chúng ta với Phật A Di Đà. Ân của Phật A Di Đà đối với chúng ta thật không thể nghĩ bàn. Phải tri ân báo ân! Nếu quý vị không có tâm tri ân báo ân thì mãi cứ mê hoặc điên đảo, không giác ngộ, chắc chắn không đến được thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vì sao không đến được? Vì Ngài không đến tiếp dẫn quý vị, quý vị không biết Thế Giới Tây Phương Cực Lạc ở đâu. Như thế không thể đến đó được. Điều kiện đầu tiên để vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là tự chúng ta thấy được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Đây là thật.Cho nên chúng ta nhất định phải đầy đủ điều kiện Phật A Di Đà cho chúng ta.
Điều kiện này là tin thật, nguyện thiết, chân niệm Phật. Niệm Phật không thể coi là nghiệp phụ, xem là việc đại sự trọng đại trong đời mình. Chúng ta đến làm gì? Chúng ta đến là để niệm Phật. Trong đời này chúng ta chỉ có một mục tiêu là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, chỉ có một nguyện vọng là thân cận Phật A Di Đà. Nên đời này đến Thế Giới Cực Lạc, quý vị phải nghĩ tôi đến Thế Giới Cực Lạc được lợi ích gì. Quý vị đọc một lược từ đầu đến cuối 48 nguyện, lợi ích đó hoàn toàn đạt được, là Phật A Di Đà tu thành cho quý vị hưởng thụ. Mười phương thế giới không có, không tìm thấy. Kinh này trước đây tôi giảng qua 10 lần, những lời như vậy, 10 lần trước không có nói đến. Không phải tôi không giảng, 10 lần trước tôi không phát hiện ra. Cho nên đọc sách ngàn biến mới hiểu được nghĩa của nó, rất có đạo lý! Thuần thục, thật thuần thục, quý vị sẽ thấu triệt được nghĩa lý trong đó. Lòng tin quý vị thật sự, thì không có sức mạnh nào có thể chướng ngại được. Hiện tại được Phật lực gia trì, trước đây Phật lực không gia trì được vì chúng ta có chướng ngại. Hiện nay đã buông bỏ chướng ngại nên đều thông suốt.
Trích đoạn: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng
A DI ĐÀ PHẬT
__(())__

- Cách Niệm Phật Đạt Hiệu Quả Cao



Khi niệm Phật nếu chúng ta tập trung được tinh thần thì trên đỉnh đầu (huyệt bách hội) phóng ra 1 tia gamma. Tia này như một điểm sáng và các chư vị bồ tát, chư thiên, và mười phương chư Phật phóng quang theo tia sáng này để chụp lấy người niệm Phật và gia hộ người ấy (gọi là kim cương hộ thể). Khi quý vị tập trung tinh thần để niệm Phật tức sẽ được kim cương hộ thể. Vậy chúng ta làm sao có thể tập trung tinh thần để niệm Phật? Có nhiều kinh nghiệm của các vị dạy khác nhau. Đại đức Thích Trí Huệ có gặp một vị hòa thượng đã và đang tu Tịnh Độ nhiều năm tại California, hòa thượng chia sẻ rằng sau mấy mươi năm niệm Phật giờ mới đạt được kết quả trong pháp môn Niệm Phật. Hòa thượng đã chia sẻ một yếu chỉ rất quan trọng cho hành giả niệm Phật. 

"Khi niệm Phật tâm chúng ta nên hướng thượng, tâm hướng về cảnh giới CỰC LẠC của Đức Phật A DI ĐÀ, hướng về Đức Phật A Di Đà."

Trích từ Kinh Nghiệm Niệm Phật
Đại đức giảng sư: Thích Trí Huệ

- Tôn Giả Ca Chiên Diên_Thầy Thích Thiện Thuận



Tôn Giả Ca Chiên Diên Cầu Xin Đức Phật Giảng Dạy Bài Kệ Huyền Bí:

- Vua của các vị Vua là ai ?

- Thánh của các bậc Thánh là ai ?

- Thế nào là người ngu ?

- Thế nào là người trí ?

- Làm sao xa lìa được dơ bẩn ?

- Làm sao chứng đạt được Niết Bàn ?

- Ai đắm chìm trong biển sanh tử ?

- Ai tiêu dao tự tại ở trong giải thoát ?


Đức Phật từ bi đáp:

- Vua của các vị Vua là Vị Thiên Vương Cung Trời Thứ Sáu.

- Thánh của các Bậc Thánh là Đức Đại Giác Phật Đà.

- Để cho vô minh làm ô nhiễm đó chính là người ngu.

- Có khả năng tiêu diệt mọi phiền não đó chính là Bậc Trí.

- Dứt bỏ được tham sân si thì xa lìa được dơ bẩn.

- Hoàn thành được : Gới_Tịnh_Tuệ thì chứng đắc được Niết Bàn.

- Còn vướng mắc vào Ngã và Pháp là còn chìm đắm trong biển 
sanh tử.

- Thấy rõ được pháp tánh duyên khởi thì tiêu dao, tự tại trong cõi 
Giải Thoát.

Friday 4 February 2011

- CHÁNH NIỆM VỀ LỜI NÓI_Thầy Thích Tâm Hải



LỜI PHẬT DẠY:

"Với kẻ không giận hờn
Cơn giận từ đâu tới?
Sống tự chủ an nhiên
Quán chiếu nên thảnh thơi
Những ai bị chửi mắng
Trở lại chửi mắng người
Kẻ ấy tự hại mình
Và cũng làm hại người.
Những ai bị nói nặng
Không nói nặng lại người
Kẻ ấy thắng trận lớn
Thắng cho mình cho người.
Kẻ ấy làm lợi ích
Ðồng thời cho cả hai.
Hiểu được gốc cơn giận 
Ðã phát sinh nơi người
Tâm ta sẽ thanh tịnh
An lành và thảnh thơi.
Ta là bậc y sĩ
Trị cho mình cho người
Kẻ không hiểu chánh pháp
Mới cho mình dại thôi!"

- GIẤC MỘN ĐỜI_Thầy Thích Tâm Hải


"Trong các món ăn ngon, không gì ngon bằng món ăn pháp
Trong các hương vị thơm , không gì thơm bằng hương vị pháp
Chỉ có thức ăn pháp mới đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống hạt giống Bồ Đề tu tập giải thoát của chúng ta".