Sunday 10 June 2012

- SỰ SÁNG SỦA NỘI TÂM



SỰ SÁNG SỦA NỘI TÂM

Làm sao chúng ta có thể trở lại liên lạc với chính mình? 

Ta có thể làm gì để có tự do thực thụ? 

Một khi thấy rõ bản chất bên trong của mình, ta sẽ tìm được cách phát triển để lớn lên. Tính sáng suốt là khởi điểm của tự tri; ta có thể phát triển tính ấy chỉ bằng cách ngắm nhìn hoạt động của thân tâm ta.

Bạn có thể thực tập quan sát thân tâm mình bất cứ ở đâu, lúc đang làm gì, bằng cách ý thức rõ từng ý nghĩ và cảm giác đi kèm ý nghĩ ấy. Bạn có thể bén nhạy để thấy những hành động của mình ảnh hưởng đến tư tưởng, thân thể và cảm giác của mình như thế nào. Làm thế là bạn mở ra cái kênh liên lạc giữa thân và tâm, tự hiểu rõ mình hơn, và đâm ra quen thuộc với tính chất con người bên trong bạn. Thân xác và tâm hồn bạn khởi sự nâng đỡ lẫn nhau, đem lại sinh khí cho mọi nỗ lực của bạn. Bạn bước vào một tiến trình năng động học hỏi từ bản thân, và sự tự tri mà bạn có được sẽ tô điểm cho mọi việc bạn làm.

Khi quan sát bản chất bên trong của mình một cách có ý thức, bạn sẽ thấy mình đã bị tù túng như thế nào, những cảm giác và bản chất thật của mình đã bị khóa kín như thế nào. Và khi ấy bạn có thể khởi sự mở chúng ra để giải tỏa cái năng lực mà chúng đã giữ lại bên trong bạn. Bằng cách hết sức bình tĩnh, thành thực, bằng cách chấp nhận chính mình, bạn sẽ càng thêm tự tín và học những phương pháp mới mẻ tích cực hơn để tự nhìn mình.

Namo Buddhaya

__(())__

- NẾU CÒN SỐNG, ĐỨC PHẬT LÀM GÌ MỖI NGÀY ?


NẾU CÒN SỐNG, ĐỨC PHẬT LÀM GÌ MỖI NGÀY ?

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm đoạn:

Buổi sáng

Thường ngày, lúc còn tảng sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hổ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng một đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Thế thường, Ngài đến những người hư hèn, ô nhiễm, như tên cướp sát nhơn hung tợn Angulimala và quỉ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Cấp-Cô-Độc (Anathapindika) và những bực thiện trí như Xá-Lợi Phất (Sariputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallana) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.

Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật -- người mà các bực vua chúa đều tôn sùng kính nể và khấu đầu đảnh lễ mỗi khi đến trước mặt đi trì bình khất thực trên các nẽo đường, khi một mình, lúc với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà. Không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỉ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi bát trong thành Vesàli.

Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ-khưu hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ qui y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần xin đề mục thiền định thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban lễ xuất gia.
alt
Buổi trưa

Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn [1] quan sát thế gian, nhứt là các vị tỳ-khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần hổ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.

Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn Ngài nhìn vào khuynh hướng và tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một tiếng. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảnh hoàn toàn khác biệt, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những bài ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhằm vào trí thức hơn là tình cảm.

Đối vời người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến mối nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, sự thoát ly. Với các vị đã đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ-Diệu-Đế.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi -- như trường hợp Angulimala và bà Khema -- Đức Phật dùng đến oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.

Giáo Pháp Cao Siêu của Đức Phật gợi cảm cho cả đại chúng lẫn hàng trí thức. Một thi sĩ Phật tử có hát lên những lời tán tụng như sau:

"Đem phỉ lạc đến bực thiện trí, tạo kiến thức cho hạng trung bình, và đánh tan bóng tối của người ngu muội, đây quả thật là ngôn ngữ của tất cả mọi người".

Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật. Nền đạo pháp (sasana) sơ sanh bắt đầu với năm vị đạo sĩ như hột nhân của tế bào, sớm sanh sôi nảy nở, và mở rộng đến hàng triệu người và êm thắm, ôn hòa, tràn lan khắp miền Trung Ấn.

Canh đầu

Từ sáu đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị tỳ-khưu được tự do thỉnh cầu Ngài rọi sáng những mối hoài nghi của mình, hỏi Ngài về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin Ngài đề mục thiền định và nghe thuyết Pháp.

Canh giữa

Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đếu hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong Kinh Sách có một đoạn thường được nhắc đi lập lại như sau: "Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên". Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi trong tập Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ).

Canh cuối cùng

Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu tiên, từ hai đến ba giờ. Đức Phật đi kinh hành (cankamana). Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Mahà Karunà Samapatti), rãi tâm từ khắp nơi và làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến Ngài, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và mở lòng bi mẩn, Ngài tự ý đến để đem lại sự hổ trợ tinh thần cần thiết.

Như vậy, trọn cả ngày, Đức Phật luôn luôn bận rộn với nhiệm vụ đạo đức. Ngài chỉ ngủ một giờ đồng hồ. Trong hai giờ tròn, buổi sáng và lúc bình minh, Ngài đượm nhuần toàn thể thế gian với tâm Từ vô lượng và đem hạnh phúc đến cho hàng triệu chúng sanh. Tự nguyện sống đời nghèo nàn, đi trì bình khất thực mà không phiền đến ai, rày đây mai đó, tám tháng trời liền trong năm để hoằng khai Diệu Pháp, Ngài không ngừng gia công đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho tất cả, chí đến ngày nhập diệp, vào năm tám mươi tuổi thọ.

Phạm Kim Khánh (trích Đức Phật và Phật Pháp)

- Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A DI ÐÀ PHẬT này đừng cho quên mất


- Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A DI ÐÀ PHẬT này đừng cho quên mất

•Có việc cũng niệm như vậy, không việc cũng niệm như vậy
•Có bệnh cũng niệm như vậy, không bệnh cũng niệm như vậy
•An vui cũng niệm như vậy, buồn khổ cũng niệm như vậy
•Sống cũng niệm như vậy, chết cũng niệm như vậy.
Cứ NIỆM NHƯ VẬY mãi thì cần chi phải hỏi ở nơi người khác để tìm ra đúng đường về ư? - (Ưu Ðàm đại sư dạy)

- Bà con ơi, ngày mai 17-11 Âm lịch , là ngày Khánh Đản cửa đức Từ Phụ cõi Tây Phương đó nhé! (*__*)

__(())__ Nam Mô A Di Đà Phật __(())__


- CÂU CHUYỆN VỀ BAO KHOAI TÂY


CÂU CHUYỆN VỀ BAO KHOAI TÂY 

(*__*)

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những kẻ mình không ưa hay oán hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng và đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào trong một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rửa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng thoải mái.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “ Các em thấy không, lòng oán hận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác ta càng giữ lấy ghánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.

- RUỘNG PHƯỚC


RUỘNG PHƯỚC

Ruộng phước có nhiều thứ:

- Cha mẹ là ruộng phước của người con hiếu thảo,
- Những người tu hành chân chánh là ruộng phước của hàng Phật tử tại gia,
- Những trẻ mồ côi, người nghèo đói, bệnh tật là ruộng phước của người tu hạnh bố thí.
- Người Phật tử tại gia xây chùa, tạc tượng in kinh, cúng dường tứ sự cho Tăng Ni an ổn tu hành, để duy trì Phật pháp là đã gieo giống tốt vào ruộng phước.
- Người con hiếu thảo cung kính dưỡng nuôi an ủi… cha mẹ là đã gieo giống tốt vào ruộng phước.

- Người giàu lòng nhân ái giúp đỡ cung cấp cơm gạo thuốc men… cho trẻ mồ côi, người nghèo đói, bệnh tật, là đã gieo giống tốt vào ruộng phước.
Đối với những ruộng phước vừa nêu, Phật dạy chúng ta phải vui vẻ siêng năng cúng dường. Nếu hiện tại chúng ta gieo giống vào những phước điền vừa kể, thì vị lai chúng ta cũng được chư thiên vui vẻ cúng dường như vậy. Chúng ta muốn mai sau được cái gì thì ngay bây giờ phải làm cái ấy. Chẳng hạn muốn sau này dạy học, ngay bây giờ phải học cho giỏi, sau mới dạy học được. Hoặc muốn sau này làm thợ mộc, ngay bây giờ phải học cưa, bào, đục, đẽo… thì sau này mới làm thợ mộc được. Không có việc gì, trước không gieo nhân sau lại có quả.

Thế nên Phật dạy muốn được phước báo là phải cúng dường. Cúng là cung cấp, dường là nuôi dưỡng, cúng dường là cung cấp nuôi dưỡng cho người được sống. Thông thường nói đến cúng dường là phải thành kính. Song nói thế có người thắc mắc: Đối với cha mẹ, Sa-môn thì thành kính là phải, nhưng đối với kẻ nghèo đói, bệnh tật, trẻ mồ côi là kẻ thấp kém hơn mình, làm sao thành kính? Đối với người nghèo đói, bệnh tật, trẻ mồ côi, chúng ta cung cấp nuôi dưỡng họ, mà không khinh khi xem thường, đó là chúng ta đã thể hiện lòng thành kính rồi.

Chữ cúng dường nghĩa rất rộng, không hạn cuộc ở chùa mà bao hàm cả gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế. Đó là những ruộng phước, quí Phật tử muốn tạo phước thì hướng vào đấy mà tạo.

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI

Hoà Thượng Thích Thanh Từ


- TÂM PHẬT THẤY PHẬT



TÂM PHẬT THẤY PHẬT

( Một mẫu chuyện đọc nhiều lần rồi, mỗi lần đọc đều thấy hay! )

Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư,
trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện.

Xả thiền xong, Tô Đông Pha vui vẻ hỏi nhà sư:

- Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?

- Trong ngài giống như Đức Phật.

Tô Đông Pha nghe thế vui lắm. Thiền sư hỏi lại:

- Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Tô Đông Pha đáp:

- Trông ngài ngồi thiền giống 1 đống phân bò

Thiền sư nghe thế cũng hứng chí lắm.

Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng lão hòa thượng đó 1 phen rồi. Bị ta nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả. Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội:

- Hôm nay anh đã qua mặt được lão sư già đó rồi
Tô tiểu muội hỏi chuyện gì, Tô Đông Pha hào hứng kể lại. Tô tiểu muội cười ầm lên,

Tô Đông Pha càng hào hứng. Tiểu muội nói:

- Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua lão hòa thượng ấy rồi.
Tô ngạc nhiên hỏi thế nào. Tiểu muội đáp:

- Tâm lão hòa thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật. Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy hòa thượng như đống phân bò thôi.

Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm lão hòa thượng

Tô Đông Pha đỏ mặt tía tai, xấu hổ với em gái quá....

__(())__

- KHÔNG CHỊU BUÔNG TAY!



KHÔNG CHỊU BUÔNG TAY!

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè , một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!

Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.

Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.

Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.

Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!

- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:

- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.

Trong cuộc sống những người cha – người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm.

Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!

Gia đình chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt nhòai trên con đường đời đầy rẫy chông gai.

Thầy cà ri ''siu tầm ''

__(())__

- BIẾT MÌNH CÓ PHÚC


BIẾT MÌNH CÓ PHÚC

Nếu bạn thức dậy sáng nay
và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật
thì bạn may mắn hơn 
hằng triệu người sắp chết tuần này.

Nếu bạn chưa từng cảm nhận
sự nguy hiểm trong chiến trường,
sự cô đơn trong ngục thất,
sự đau đớn khi bị hành hình,
sự đói ăn khát uống,
Thì bạn hạnh phúc hơn
20 triệu người trên thế giới.

Nếu bạn được đi du lịch
mà không sợ bị làm khó dễ,
Bạn may mắn hơn đa số trong khoảng
gần 3 tỉ người trên thế giới.

Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh
có áo che thân, có nơi cư ngụ
và có nơi để gối đầu khi ngủ
Bạn giàu có hơn 75% người trên thế giới này.

Nếu bạn có tiền trong nhà băng,
trong ví, và có bạc lẻ đâu đó
thì bạn là một trong số 8% người
giàu có hơn hết trên cả thế giới này.

Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống
và còn sống chung với nhau
bạn thật sự là người hiếm có.

Nếu bạn ngẩng cao đầu và mỉm cười
và cảm thấy biết ơn đời
Bạn là người có phúc
vì đa số chúng ta có thể
nhưng lại không làm điều này.

Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó
ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi
Bạn là người có phúc vì bạn có thể
hàn gắn vết thuơng lòng.

Nếu bạn có thể đọc được email này
Bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người
trên cả thế giới- vì họ không thể
đọc được bất cứ chữ gì.

NẾU BẠN LÀ NGƯỜI BIẾT PHẬT PHÁP,
BIẾT TU TẬP CHUYỂN HÓA VÀ BIẾT LÀM PHƯỚC THIỆN,
BẠN LÀ MỘT CHÚNG SINH DIỄM PHÚC HƠN VÔ LƯỢNG CHÚNG SINH. (Câu này của thầy cà ri.. hát thêm zô. hìhìi..)

Bạn là người có phúc rất nhiều
chỉ là Bạn chưa biết đó thôi!

''Siu tầm''

Have a good time! (*__*)

A Di Đà Phật

__(())__


- Xin nguyện sống như dòng sông trôi chảy



'' Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm. '' - TCS

Xin nguyện sống như dòng sông trôi chảy
Nỗi niềm riêng khôn nói được ai cùng
Bao phiền muộn, lo âu và sợ hãi
Thả theo dòng.. xuôi hết thảy lao lung..

Chúc cả nhà một buổi tối Chủ Nhật an lành

Nam Mô A Di đà Phật

__(())__

Thầy Cà ri

Saturday 9 June 2012

- Tôi gọi đạo Phật là ...


Tôi gọi đạo Phật là ...

Tôi gọi đạo Phật là đạo của chúng sanh, vì ai ai cũng không chạy ra khỏi hư không, Pháp-giới, ai ai cũng là chúng sanh. Thế nên, đạo Phật là đạo học của tất cả chúng sanh.

٭Tôi cũng gọi đạo Phật là đạo của con người, vì tất cả mọi người đều có tư cách thành Phật. Chỉ cần chuyên nhất tu hành thì cuối cùng chắc chắn ai ai cũng sẽ thành Phật.

٭Tôi lại gọi đạo Phật là đạo của tâm, vì mọi người đều có tâm. Tu hành tức là dẹp trừ vọng thâm và lưu giữ chân tâm--có vọng tâm là phàm phu, có chân tâm là Phật.

٭Muốn phát tâm Bồ-đề, nhất định phải nghe và học Phật Pháp cho nhiều. Khi hiểu rõ Phật Pháp rồi thì tự nhiên sẽ phát tâm Bồ-đề.


Pháp ngữ của Hòa thượng Tuyên Hóa

HAVE A NICE DAY TO ALL

__(())__

- Từ HIỂU đến THƯƠNG





Từ HIỂU đến THƯƠNG.

Tôi nhớ có một câu chuyện phim Ấn Độ mang tên Khoảng Cách.

Chuyện phim kể rằng:

Một buổi sáng đẹp trời, một chàng thanh niên lái xe đến sở làm, không may, anh đụng phải một đứa bé tuổi mới vừa lên 7. Đứa bé được chở đến bệnh viện cấp cứu. Tình trạng đứa bé không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó bị gảy chân, và có thể sẽ không thể trở lại bình thường được.

Điều đáng nói, đứa bé này lại là con trai duy nhất của một goá phụ
tuổi chưa đầy ba mươi. Người goá phụ trẻ căm tức chàng trai, nàng
nguyền rủa chàng thanh niên bằng những lời lẽ cay độc nhất. Điều đó
có thể dễ hiểu: vì nàng quá thương con, niềm an ủi duy nhất của nàng khi chồng nàng mất không đầy một năm sau khi nàng sinh đứa con đầu lòng. Đứa bé xinh đẹp, thông minh và dễ thương, bổngdưng đứa bé thành kẻ tật nguyền. Càng nghĩ càng căm hận ! Sau một thời gian điều trị, đứa bé xuất viện. Chân được phẫu thuật thành công, không phải cắt, tuy vậy đứa bé đi đứng còn rất khó khăn, cần phải luyện tập nhiều mới có thể trở lại bình thường.

Mẹ đứa bé không thể nguôi ngoai được mối sầu hận trong lòng.
Phần chàng trai, khoảng thời gian đứa bé ở bệnh viện, gần như lúc nào chàng cũng ở bên đứa bé . Khi đứa bé được xuất viện, mỗi sáng trên đường đi làm việc chàng tranh thủ ghé thăm. Buổi chiều chàng đến vui chơi với nó. Chàng động viên nó tập đi từng bước, như người mẹ tập cho con những bước đi chập chững đầu tiên. Chàng mua quà cho đứa bé, khích lệ đứa bé, cổ võ đứa bé mỗi khi nó đi được nhiều bước đi liên tiếp một cách tự nhiên như người không bị thương tích ! Chàng nhẫn nhục.

Chưa bao giờ mẹ đứa bé ban tặng cho chàng một nụ cười! Điều đó có
nghĩa là chàng chưa được tha thứ ! Nhiều lúc chàng cũng muốn buông
tiền bồi thường trọn gói rồi quay lưng đi bỏ mặc sau lưng một goá phụ trẻ kiêu kỳ và sắt đá, nhưng chàng thật sự thương đứa bé. Chàng muốn trả lại ho đứa bé một cuộc sống bình thường, hay ít ra là không đến đổi tồi tệ.

Rồi ngày tháng dần qua, những nỗ lực của chàng đã đem lại kết quả rất khả quan. Những bước chân của đứa bé tuy dù còn đôi chút vụng về, cũng như trên gương mặt mẹ nó còn vương nét lạnh lùng, nhưng tiếng cười đã tìm lại được trong căn nhà vốn thường ngày vắng vẻ ấy.

Rồi một chiều nọ, chàng nói lời từ giả hai mẹ con. Đứa bé ôm lấy
chàng và hồn nhiên nói: Sao chú không ở lại với cháu luôn vậy, chú ?. Được rồi, được rồi ! Chàng nhanh nhẩu trả lời,- Cháu ngoan nhé ! Chú sẽ thường xuyên đến thăm cháu mà ! Nhớ phải tập đi, tập chạy nhiều nữa nhé ! Hôm nào ra bãi biển chạy đua với chú nha ! Chạy thắng chú là có quà to cho cháu đấy !. Mẹ nó im lặng.

Một buổi sáng Chúa Nhật trên bãi biển, Đứa bé chạy đùa giỡn với chàng. Nó nắm tay kéo Mẹ nó lại bên nó để cùng hốt cát đắp ngôi nhà thật to. Chú với mẹ nhặt những viên sỏi đẹp lót xung quanh nhà nhen. Nó chạy tung tăng, hí ha hí hửng. Đôi chân nó đã mạnh thật rồi! Nó vui quá. Nó không còn nhớ gì đến vết thương nữa. Bóng đứa bé sáng rực và lấp lánh trên bãi biển như cánh hải âu đang lấp lánh trong ánh nắng bình minh. Chàng nhìn theo đứa bé. Lòng vui khôn tả. Người goá phụ trẻ nhìn theo con mình, nụ cười rạng ngời không tắt trên môi.

Bất chợt hai người nhìn nhau. Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Cả hai cùng cười. Họ đã quên khoảng cách tự bao giờ ? Mới hôm nay hay đã từ lâu ? Điều đó chỉ có hai người biết ! Dường như có chút gì e thẹn sau cái nhìn bất chợt ấy.

Nàng cúi xuống như để che dấu một điều gì từ cõi thâm sâu của lòng nàng. Bất ngờ nàng nhìn thấy một viên sỏi lớn đang lấp lánh trong nắng. Chàng cũng thấy. Nàng cúi xuống nhặt. Chàng cũng nhặt. Bàn tay của nàng đặt lên viên sỏi. Bàn tay của chàng đặt lên tay nàng. Nàng không rút bàn tay lại. Chàng cũng không.

Tiếng sóng biển vẫn muôn thuở rì rào như tiếng tơ lòng muôn thuở vẫn
ngân nga. Chú ! Mẹ ! con nhặt được một bụm sỏi rồi nè ! Mẹ và chú được nhiều không ?

Đứa bé chạy lại hỏi. Không có câu trả lời. Chỉ có một viên sỏi duy
nhất hai người không nhường nhau ! Cả hai đều đang cố giữ lấy viên sỏi ấy ! Vì viên sỏi ấy đã hóa kiếp thành viên kim-cương-hạnh-phúc ! Mà hạnh phúc thì phải hai người giữ mới được vẹn toàn ! Và như thế, bạn đã biết phần kết luận của câu chuyện này rồi chứ ?

Cách nào là do định mệnh, khoảng cách nào là tại chúng ta? - Không
có làn ranh nào rõ ràng cả ! Tận nhân lực, tri Thiên mệnh. Chúng ta
phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng
cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !

Yêu nhau trăm sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng ! (Ca dao)

Vâng, Tình Thương xóa tan mọi Khoảng Cách !

___(())___

- Ý nghĩa và lợi lạc của CÚNG DƯỜNG ĐÈN


Ý nghĩa và lợi lạc của CÚNG DƯỜNG ĐÈN

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã nêu ra 10 lợi ích của việc cúng dường ánh sáng trong Kinh Phạm Âm :

01. Trở thành ngọn đèn của pháp giới;
02. Có huệ nhãn thanh tịnh nhìn thấy các cảnh giới vô hình ngay trong thân người;
03. Thành tựu thiên nhãn thông;
04. Đạt được trí tuệ thấu suốt thiện pháp và bất thiện pháp;
05. Loại trừ tâm bám chấp vào sắc tướng;
06. Luôn sống trong ánh sáng trí tuệ;
07. Có được tái sinh trong thân người hay chư thiên;
08. Vui hưởng cuộc sống giàu sang phú quý;
09. Sớm được giải thoát;
10. Chóng đạt giác ngộ.

Để hoàn tất việc cúng dường, chúng ta hãy hồi hướng công đức vì lợi ích của toàn thể chúng sanh nhờ đó mà công đức đã tích lũy sẽ không bị hư hoại.

___((()))__

- Những người dành thời gian Tìm lỗi người này , nọ...


Những người dành thời gian
Tìm lỗi người này , nọ.. 
Sẽ không còn thì giờ 
Để sửa sai chính họ.

Namo Buddhaya

GOOD NITE CẢ NHÀ! (*__*)

- CÓ TỘI CHĂNG?



CÓ TỘI CHĂNG?

Một người giết trâu đến hỏi Thiền sư :

” Giết trâu có tội không ? “

Thiền sư trả lời : “ Không có tội “

Người đó ngạc nhiên hỏi :

“ Tại sao không tội ?”
Thiền sư đáp : “ Giết một đền một , không tội lỗi gì hết “

Chúng ta bình đẳng trước luật nhân quả , chữ ” tội ” trong đạo Phật không giống như chữ tội ở các tôn giáo khác . Phật không có quyền cho chúng ta lên Niết bàn, cũng không có quyền Đày chúng ta xuống địa ngục. Chỉ Nghiệp mới có quyền này . Khi nghiệp chưa phát ra thì mình làm chủ nó nhưng khi nghiệp đã phát ra rồi thì nó làm chủ mình. Sự chi phối của LUẬT NHÂN QUẢ rất công bằng. ( Vì thế, xin đừng giết rất nhiều gà Tây (Turkey) mà vui lễ Tạ ơn nha! )

- Ngày nay đã qua, đời sống ngắn lại...



.. Ngày nay đã qua,
đời sống ngắn lại
Hãy nhìn cho kỹ,
ta đã làm gì .
Hãy cùng tinh tấn,
học tập Chánh Pháp
Nghiêm trì giới hạnh,
thiền tịnh song tu.
Thấu rõ vô thường,
kiếp người hạn lượng
Đừng để tháng ngày ,
trôi đi oan uổng
Phát lập thệ nguyện,
trau dồi hạnh lành
Vung bồi công đức.
Viên thành nguyện xưa...

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

__(())__

- ĐIỀU KHÓ KHĂN NHẤT MÀ CŨNG LÀ CAO CẢ NHẤT.



ĐIỀU KHÓ KHĂN NHẤT MÀ CŨNG LÀ CAO CẢ NHẤT.

Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.

Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.

Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó một nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.

Sẵn sàng Quên đi là một cách cân bằng Tâm Lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng: tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và một cuộc sống thanh thản, ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.

Có rất nhiều người thích câu thơ:

“Xuân có hoa bách hợp,
Thu có trăng.
Hạ có gió mát,
Đông có tuyết”.

Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.

Tha thứ là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điều cao cả nhất.

__(())___

- Canh chừng Tâm nhé người ơi



Mình tạm dịch như ri nì : 

Canh chừng Tâm nhé người ơi
Nhất là những lúc lẻ loi một mình
Và khi tiếp xúc nhân sinh
Nói năng nhớ biết giử gìn, cẩn ngôn!

Nammo Buddhaya
__(())__

- Có người hỏi Đức Phật: Những gì Ngài đã đạt được từ thiền định ?


Có người hỏi Đức Phật: Những gì Ngài đã đạt được từ thiền định ?
Ngài trả lời: Không có gì!
Tuy nhiên, Ngài nói: Hãy để tôi nói cho ông biết những gì tôi đã mất :
Đó là tức giận, lo âu, trầm cảm, bất an, sợ già, tuổi tác và cái chết.

Namo Buddhaya

Chúc cả nhà một ngày Chủ Nhật hoan hỉ, an lành. (*__*)


- ĐIỀU KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA



ĐIỀU KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA

Ở trong đời này, chuyện mèo đẻ trứng, rắn có chân, rùa có lông, thỏ có sừng là những chuyện hoàn toàn không bao giờ có thật và không bao giờ xảy ra ở trong thế gian này. Cũng vậy, sống trong đời, các điều sau đây không bao giờ xảy ra đối với ta:

1. Ta đối xử với người không chân thật mà mong người đối xử chân thật với ta là điều không bao giờ xảy ra.

2. Ta gian tham tài sản của người mà mong người giao tài sản cho ta cất giữ là điều không bao giờ xảy ra.

3. Ta sống không đoan chánh, lễ độ với người mà mong người sống lễ độ và đoan chánh với ta là điều không bao giờ xảy ra.

4. Ta đối xử với người bằng tâm ý trách móc, hận thù mà mong người đối xử với ta bằng tâm ý thân thiện, gần gũi là điều không bao giờ xảy ra.

5. Ta không đối xử với người bằng tình thương mà mong người đem tình thương đối xử với ta là điều không bao giờ xảy ra.

6. Ta đối xử với người bằng tâm cố chấp mà mong người đối xử với ta bằng tâm ý hỷ xả là điều không bao giờ xảy ra.

7. Ta đối xử với người bằng tâm ý cao ngạo mà mong người kính trọng ta là điều không bao giờ xảy ra.

8. Ta đem tâm kỳ thị để đối xử với người mà mong người không đối xử kỳ thị với ta là điều không bao giờ xảy ra.

9. Ta sống với tâm tham đắm tài sản và quyền lực mà mong có giấc ngủ yên bình là điều không bao giờ xảy ra.

10. Ta sống với tâm ý hại người và không đoan chánh mà trong lòng không sinh ra sợ hãi là điều không bao giờ xảy ra.

11. Ta sống với tâm nhỏ bé mà mong mọi người đều quy phục ta là điều không bao giờ xảy ra.

12. Ta sống chạy theo hình thức bên ngoài mà tâm ý không vọng động theo đúng, sai là điều không bao giờ xảy ra.

13. Ta sống không biết lắng nghe và học hỏi mà mong cầu có tiến bộ là điều không bao giờ xảy ra.

14. Sống chạy theo danh vọng mà không gặp nguy nan là điều không bao giờ xảy ra.

15. Sống và làm việc với tâm phiền não mà mong có thảnh thơi và tự do là điều không bao giờ xảy ra.

16. Sống và làm việc theo cá tính mà mong có tri kỷ là điều không bao giờ xảy ra.

17. Người lãnh đạo sống thiếu độ lượng mà mong có những phụ tá giỏi là điều không bao giờ xảy ra.

18. Người lãnh đạo thiếu khả năng quyết đoán công việc mà mong thuộc cấp có tài năng không lấn lướt là điều không bao giờ xảy ra.

19. Muốn mọi người lúc nào và ở đâu cũng đều làm theo ý của mình là điều không bao giờ xảy ra.

20. Người khác ăn mà mình no, người khác thở mà mình sống là điều không bao giờ xảy ra.

Ta quán chiếu những điều trên đây một cách thường trực và sâu sắc, trí và minh sẽ khởi lên trong tâm ta; từ bi và hỷ xả sẽ khởi lên trong đời sống của ta, giúp ta lấy lại niềm tin và vượt ra khỏi mọi vô minh ảo tưởng và khổ đau ngay ở trong cuộc sống này.

Thích Thái Hòa

- LIFE T00 SHORT



Mời cả nhà cùng học tiếng Anh! (*__*)

" LIFE T00 SHORT "

From Regina Brett, 90 years old… 
Câu nói của người 90 tuổi đã trải đời…

Life is too short. Don’t waste time hating anyone.
(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thì giờ ghét bỏ ai làm gì.)

Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch.
(Chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh khi đau ốm. Nhớ gần gũi.)

You don’t need to win every argument. Agree to disagree.
(Không cần thắng trong mọi cuộc tranh luận. Hãy chấp nhận bất đồng.)

Crying is good, but it’s more healing crying with friends.
(Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.)

Release your children when they become adults, its their life now.
(Hãy buông con cái ra khi chúng trưởng thành. Bây giờ chúng có cuộc sống riêng.)

Make peace with your past so it won’t screw up the present.
(Hãy để yên quá khứ để hiện tại không bị xáo trộn.)

Don’t compare your life to others. They have different journeys.
(Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác)

Everything can change in the blink of an eye.
(Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt)

. Take a deep breath. It calms the mind.
(Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định)

Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.
(Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã)

What doesn’t kill you really makes you stronger.
(Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn)

Today is special. Enjoy it.
(Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó)

Your belief of your being right doesn’t count. Keep an open mind.
(Đừng tin rằng mình luôn luôn đúng. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉)

Forgive everyone everything.
(Hãy tha thứ tất cả cho mọi người)

What other people think of you is none of your business.
(Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình)

Time heals almost everything. Give time time.
(Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Hãy để cho thời gian có thì giờ)

However good or bad a situation is, it will change.
(Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi)

Don’t take yourself so seriously. No one else does.
(Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai làm như vậy)

It’s OK to yield.
( Nhường nhịn một chút cũng không sao)

Friends are the family that we choose.
(Bạn bè là gia đình do chúng ta chọn)

HAVE A NICE DAY CẢ NHÀ! (*__*)

Friday 8 June 2012

- BỚT và ĐƯỢC



BỚT và ĐƯỢC

Triết lí sống đơn giản của người Nhật:

THÂN 
Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa qủa
Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa
Bớt mặc lắm quần áo, tắm nhiều lần
Bớt đi xe, năng đi bộ.

TÂM
Bớt phiền muộn, vui nhiều hơn
Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
Bớt nói ..., làm nhiều hơn
Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Bớt mua sắm, đi chùa nhiều hơn.

Thân chúc cả nhà làm chúng ta ai cũng đều có thể làm được 2 chữ BỚT và ĐƯỢC như trong bài trên. (*__*)

( Ảnh đức Dalailama hiện đang du thuyết ở Nhật )

- 10 BÍ QUYẾT CHO TÂM HỒN BÌNH AN



10 BÍ QUYẾT CHO TÂM HỒN BÌNH AN 

1. Giảm thời lượng đọc sách báo, xem ti vi.

2. Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực.

3. Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ.Học cách quên lãng và biết tha thứ.

4. Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có tự trọng thấp, và tự xem mình thấp hơn người khác. Điều nầy một lần nữa làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.

5. Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.

6. Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều này không phải luôn luôn có thể thực hiện chúng, phải học gói ghém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái.

7. Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và sự việc.

8. Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân, một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dững dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần này rồi lần nữa trong biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.

9. Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong chúng.

10. Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều này giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta. Hãy thực hành Thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.

Thày Cà ri siu tầm __(())_

- GHI NHẬN ĐƠN THUẦN.



GHI NHẬN ĐƠN THUẦN.

Thực ra, khổ chỉ xuất phát khi tâm ta vướng mắc vào đối tượng, hay là có ý niệm muốn loại trừ đối tượng đó. Còn ngược lại, khi ta tiếp xúc với mọi hoàn cảnh, nhưng chỉ ghi nhận đơn thuần thôi, mà không khởi tâm muốn chiếm hữu hay là loại trừ, thì khổ đau sẽ không có cơ sở để sinh khởi. 

Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích. Đây là nguyên nhân tạo ra phiền não, khổ đau. Bởi ta cố mong cầu để được một cái gì đó, thì rơi vào tâm tham. Khi mình ao ước và mong muốn được cái đó, nhưng giấc mơ ấy không thành tựu, thì khổ đau sẽ có mặt (cầu bất đắc khổ). Còn khi ta cố gắng để loại trừ những gì đang có mặt trong hiện tại, mà mình cảm thấy khó chịu, thì đó chính là tâm sân. Và nếu, ta muốn loại trừ chúng nhưng không được, thì cũng khổ (oán tắng hội khổ). Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày, khi nào ta rơi vào hai trạng huống này thì sẽ bị trở ngại và bất an.

___(())___

- THANH ÂM CHỈ LÀ THANH ÂM



THANH ÂM CHỈ LÀ THANH ÂM

Người đang rất khổ sở vì phải chịu đựng hai vợ chồng hàng xóm, họ cãi nhau ồn ã trong nhà đã đành, đằng này lại còn làm náo động khắp cả khu phố mà không ai khác nhà của người lại sát kế bên nên không sao tránh khỏi những lúc đinh tai nhức óc, mệt mỏi cả một ngày dài, về đến nhà chỉ mong được nghỉ ngơi, nhưng nào có được yên lành lâu ngày... người thành ra dễ nổi cơn bực tức hễ mỗi khi nghe thấy tiếng của vợ chồng hàng xóm dù cho họ có cãi nhau hay không một cảm giác ghét bỏ cứ âm ỉ lớn dần lớn dần trong người, những lúc như vậy, người lại cảm thấy như mất hết sức lực.

"Chẳng lẽ không còn cách nào khác, phải dọn đi nơi khác hay sao", người ngẫm nghĩ với một tâm trạng rối bời, người tìm đến gặp một vị sư già ở ngôi chùa trong khu phố.
Người hỏi:
- Thầy có cảm thấy khó chịu khi nghe tiếng cãi vã của đôi vợ chồng trong khu phố mình hay không?"
Vị sư già từ tốn trả lời:
- Không một chút nào!
Người ngạc nhiên:
- Thầy có cách nào mà hay vậy, chỉ cho con với!

Vị sư già thản nhiên nói:
- Con càng tức giận, càng ghét bỏ là con đang trao tâm hồn mình cho họ, trao cho họ cái quyền làm cho con thấy khó chịu, hãy để thanh âm tự nhiên đi vào lỗ tai này và tự nhiên đi ra lỗ tai kia.

Người nghe qua mà lòng cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng thật là đơn giản, ai có nói gì thì là quyền của họ còn mình vẫn là chính mình, việc gì phải ghét bỏ, phải nổi sân, làm như vậy chẳng khác nào mình đang trưởng dưỡng họ ngay trong chính tâm tưởng mình, làm như vậy chẳng khác nào mình đang tự tạo nên một phản xạ có điều kiện để những thanh âm kia mặc sức làm mình khổ sở, tiêu hao sức lực mỗi khi nghe thấy. Thanh âm chỉ là thanh âm, không hơn không kém.

(*_*)

- BỐN PHÁP THANH TỊNH VỀ LỜI NÓI.



BỐN PHÁP THANH TỊNH VỀ LỜI NÓI.

CHÁNH NGỮ:

Là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành.

Trong Tăng Chi Bộ - Đức Phật dạy: "Có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói:

1) Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết"; nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.

2) Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này, người ấy không đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

3) Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người.

4) Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích".

Chúc cà nhà luôn an vui trong Chánh Pháp. (*__*)

__(())__

- NGÔI NHÀ TÂM



NGÔI NHÀ TÂM 

Thưa, ngôi nhà đầu tiên tôi muốn nói đến là ngôi nhà tâm của bạn. Cơ thể của bạn gồm 2 phần: thân và tâm. Bạn chăm sóc thân của bạn hàng ngày. Cho thân ăn, uống, ngủ, nghỉ. Cho thân mặc đẹp, đeo đồ trang sức, rồi nước hoa, dầu thơm. Nhưng bạn có mấy khi để ý đến tâm không?

Mỗi khi bạn giận dữ, bạn đang mang rác vào ngôi nhà tâm của bạn đấy. Mỗi khi bạn căng thẳng hay cô đơn, sợ hãi và lo lắng, bạn đang làm bẩn ngôi nhà tâm của mình đấy. Và bây giờ, bạn hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng theo dõi hơi thở. Bạn hãy thở thật nhẹ nhàng. Nhớ mỉm cười tươi khi thở. Hơi thở vào, bạn biết rằng hơi thở đang vào. Khi thở ra bạn biết bạn đang thở ra. Chỉ vậy thôi, đơn giản thở trong vài phút, bạn đã chăm sóc ngôi nhà tâm của bạn tuyệt vời rồi đấy.

Bạn có thể chăm sóc ngôi nhà tâm của mình bằng cách sống thư giãn. Hãy tập sống với khoan dung và độ lượng. Hãy tập lắng nghe và hiểu, từ hiểu sẽ thương. Hãy mỉm cười mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi gặp khó khăn và bất trắc. Bạn có biết rằng ai là người giàu nhất không? Đó là người có tâm, sống có tâm. Còn người nghèo nhất là ai sống không có tâm, thiếu đi cái tâm.

Nammo Buddhgaya __(())___

- Hoa Quỳnh đẹp nhất về đêm...



Hoa Quỳnh đẹp nhất về đêm
Còn em đẹp nhất khi em lên chùa (*__*)

Hoa mắc cỡ đẹp.. bốn mùa
Em đẹp vì biết thẹn thùa lỗi riêng.

'' Trong đầm gì đẹp bằng Sen ''
Em, hoa Đức hạnh làm duyên cho đời.

Namo Buddhaya

___(())___


- Ta có thể bắt mình...nhưng không thể yêu cầu người khác...


.. Ta có thể bắt mình phải giữ chữ tín,
nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình.

Ta có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với mọi người,
nhưng ta không thể kì vọng mọi người sẽ làm ngược lại.
Khi ta tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với ta.
Nếu bạn nhớ điều này thì tầm hồn sẽ được an nhiên, thanh thản, bằng không bạn sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.

(*__*) Chúc cả nhà ngày an lành, đêm an lành.

Namo Buddhaya

- NÊN LÀM CHI KHI MÌNH SẮP CHẾT?



Namo Buddhgaya

NÊN LÀM CHI KHI MÌNH SẮP CHẾT?

Một hôm, Phật đang đi thiền hành đến cổng tinh xá Pubbaràma (Đông
Viên) thì thấy xa giá của vua Pasenadi cũng vừa dừng lại trước cổng.
Hai người còn đang đứng trò chuyện thì có bảy vị du sĩ phái Nigantha
đi ngang qua. Họ là những người tu khổ hạnh, lõa thể, tóc và râu không cạo, móng tay móng chân để dài. Trong thấy họ, vua Pasenadi xin lỗi Phật, rồi bước đến chào đón các vị du sĩ. Vua Pasenadi lạy xuống rất cung kính trước bảy vị du sĩ, vừa nói :

– Thưa các vị hiền đức, trẫm là Pasenadi, vua nước Kosala, xin đảnh lễ chư vị.

Vua lạy và nói ba lần như thế, rồi mới từ giã họ và trở lại với Phật.
Đợi họ đi khuất, vua hỏi :

– Bạch Thế Tôn, theo Thế Tôn thì trong bảy vị du sĩ đó có vị nào chứng quả A-la-hán chưa ? Hoặc có vị nào sắp chứng được quả vị ấy ?

– Thưa Đại vương, Phật đáp, ngài sống cuộc đời vương giả, thân cận với giới chính trị nhiều hơn với giới tu sĩ nên ngài khó biết được ai là người đã tu chứng và được giải thoát. Chỉ khi nào ta sống bên họ lâu ngày, có thì giờ nhận xét họ trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói, ta mới biết được họ đã có thực chứng hay chưa. Đối với người đã quen sống với giới tu sĩ thì việc nhận xét có phần dễ dàng hơn.

Nhưng thực ra việc tu chứng là việc riêng của từng người. Mỗi người nên tự cố gắng học hỏi Giáo Pháp cao thượng rồi mang ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Tu chứng tới đâu liền tự biết lấy, đâu cần phải được ai ấn chứng. Việc quan trọng là khi mới được chút ít đừng vội vui mừng tự cho là đủ, là hơn người, vì như thế sẽ bị lạc vào tà đạo. Phải luôn luôn tinh tấn, tự giác, giác tha, cho đến khi giác hạnh được viên mãn, không còn chấp pháp, chấp ngã, mới thật sự được giải thoát.

– Bạch Thế Tôn, trẫm nay đã 60 tuổi. Trẫm nghĩ là trẫm phải để nhiều
thì giờ hơn vào việc tu học, quán tưởng, thiền tọa và thiền hành.
Nhưng công việc triều chính quá bận rộn. Sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối thì trẫm cảm thấy mỏi mệt và buồn ngủ. Do đó việc tu tập không được mấy tiến bộ. Thế Tôn có phương pháp nào hay chỉ cho trẫm không ?

– Thưa Đại vương, việc triều chính Đại vương nên giao bớt lại cho các quan đại thần trông coi theo đường lối chính trị ích nước lợi dân của

Đại vương và triều thần đã vạch ra. Về các bữa ăn, Đại vương nên chú
trọng về phẩm chất dinh dưỡng và bớt số lượng thức ăn. Vì ăn nhiều làm cho cơ thể mỏi mệt và sanh ra buồn ngủ.

"Thưa Đại vương, Đại vương nay đã 60 tuổi rồi. Đại vương thử nghĩ nếu bây giờ có một người hộ vệ thân tín của Đại vương từ phương đông trở về báo cáo với Đại vương là có một hòn núi vĩ đại đang tiến dần từ phương đông tới, và trên đường đi trái núi ấy nghiền nát tất cả mọi chướng ngại vật, không có gì ngăn cản được nó. Đại vương đang lo lắng thì lại có một người thân tín khác về báo cáo là có một hòn núi vĩ đạikhác đang từ phương tây tiến tới. Rồi lại có những người thân tín khác báo cáo là có một hòn núi vĩ đại đang từ phương nam tiến tới, và một hòn núi vĩ đại đang từ phương bắc tiến tới. Không có đường nào tránh được bốn ngọn núi oan nghiệt đó. Vậy Đại vương sẽ làm gì trong tình trạng ấy ?

Vua Pasenadi ngẫm nghĩ giây lát rồi nhìn Phật, đáp :

– Bạch Thế Tôn, trẫm nghĩ trong trường hợp ấy thì chỉ còn một việc
đáng làm mà thôi. Đó là sống những ngày còn lại thật xứng đáng, thật
trầm tĩnh, đúng theo Chánh Pháp.

– Lành thay ! Đại vương. Bốn ngọn núi oan nghiệt đó là bốn ngọn núi
Sanh, Già, Bệnh, Chết. Chúng nó tiến tới từ từ, từng giây, từng phút, một cách chắc chắn. Không có gì ngăn cản chúng được. Không ai ở thế gian này có thể tránh khỏi. Chỉ có Chánh Pháp giác ngộ giải thoát mới có thể giúp ta vượt khỏi bốn hòn núi ấy khi ta đã có đầy đủ nguyện lực, định lực, trí tuệ và giác hạnh.

– Bạch Thế Tôn, trẫm đã hiểu. Đứng trước vấn đề sinh tử không có gì
khác quan trọng và đáng làm hơn là tinh tấn tu tập giác ngộ và giải
thoát.
– Đúng vậy ! Đại vương cứ theo đó mà hành trì.

___((()))____

- CẨN NGÔN



Núi cao nhờ bởi đất bồi.
Núi chê đất thấp, núi ngồi nơi mô ?
Tui đẹp, nhờ đời điểm tô
Tui chê đời xấu.. chỗ mô tui ngồi!

Kí tên
Thầy cà ri (*__*)

CẨN NGÔN

Trước khi nói, hãy suy nghĩ (think):
T - Điều đó có đúng (true) không?
H - Điều đó có giúp ích (helpful) không?
I - Điều đó có truyền cảm hứng (inspiring) không?
N - Điều đó có cần thiết (necessary) không?
K - Điều đó có tốt (kind) không?

- VIẾT TRÊN CÁT, ĐÁ



Những điều đáng quên đừng nên nhớ
Những gì đáng nhớ chớ có quên. (*__*)

VIẾT TRÊN CÁT, ĐÁ

Một đôi bạn thân cùng nhau đi du lịch. Trong một lần tranh luận, họ cãi nhau, một người đã tát người kia. Người bị tát cảm thấy bị xúc phạm, không nói gì mà chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi”.

Họ tiếp tục chuyến du lịch đến một vùng hoang vu, người bị tát suýt bị cát vùi, may mắn dược bạn cứu. Tỉnh lại, người đó lại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt của tôi đã cứu tôi”.

Đứng bên cạnh, người bạn hiếu kỳ hỏi: “Tại sao lúc mình tát cậu, cậu lại viết lên cát, bây giờ lại khắc lên đá?”

Người này trả lời: “Khi bị bạn làm tổn thương nên viết vào nơi dễ quên, gió sẽ thổi lấp đi. Ngược lại, nếu được giúp đỡ hãy nên khắc sâu trong đáy lòng. Ở nơi đó, bất cứ ngọn gió nào cũng không thể xoá lấp được.”

Bạn bè nếu xảy ra va chạm là nhất thời vô tâm, giúp đỡ mới là thật lòng. Hãy quên đi những va chạm gì bạn bè đã gây ra, chỉ ghi nhớ sự giúp đỡ của họ, chúng ta sẽ thấy trên thế giới này toàn là bạn ta.


__(())__

- LỜI CỦA CÁ



LỜI CỦA CÁ

Tôi là con cá dưới sông
Có cha, có mẹ, có chồng có con
Trông con trông mỏi trông mòn
Trông khi họp mặt coi còn đủ không

Ngày ngày dong ruổi chạy rong
Kiếm ăn đây đó đỡ lòng mới thôi
Bữa kia nghe tiếng con tôi
” Mẹ ơi, con đã mắc mồi rồi me ”

Lạy Trời lạy Phật chở che
Cho cha, cho mẹ, cho bè con thơ
Thành người tôi sẽ ước mơ
Kiếp sau sẽ chẳng bao giờ đi câu.

Biết đâu lũ cá chẳng vừa bơi vừa nguyện ước :
“Xin cho chúng tôi đừng gặp loài người” ? (*__*)

- TÂM TỪ BI CÓ 11 ĐIỀU LỢI ÍCH



TÂM TỪ BI CÓ 11 ĐIỀU LỢI ÍCH:

1. Người ấy ngủ ngon giấc.

2. Người ấy thức giấc tươi tỉnh.

3. Người ấy ngủ không thấy giấc mơ xấu.

4. Người ấy được những người khác yêu mến.

5. Người ấy được các chúng sinh khác yêu mến.

6. Chư thiên (Devā) bảo vệ người ấy.

7. Lửa, chất độc, và gươm không thể hại người ấy

8. Tâm người ấy có thể tập trung rất nhanh.

9. Sắc mặt của người ấy sáng sủa.

10. Người ấy chết với tâm thanh thản.

11. Nếu người ấy không đạt đến đời sống của một vị Alahán ngay trong kiếp sống này, người ấy sẽ tái sinh vào thế giới của các vị Phạm thiên.

“Này các vị, 11 lợi ích này được mong đợi đối với tâm được giải thoát bằng cách tự mình làm quen với các suy nghĩ từ bi, bằng cách nuôi dưỡng Tâm Từ Bi, bằng cách liên tục gia tăng các suy nghĩ này, bằng cách xem Tâm Từ Bi như một phương tiện (diễn đạt) và xem nó như là một vật quý báu, bằng cách sống an vui trong những suy nghĩ này, đưa những quan niệm này vào thực hành và biến chúng trở thành nền tảng của mình.

(Trích lời Phật dạy).

- VÌ SAO PHẢI BỒ THÍ?


VÌ SAO PHẢI BỒ THÍ?

Vì Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây :

Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác,

Bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí thì ai cũng thương mến;

Bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi;

Bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ;

Bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đã đi qua;

Bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt;

Bố thí là hành động của những người hùng;

Bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh);

Bố thí giữ gìn công đức;

Bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn;

Bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp

Bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và vĩ nhân;

Bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo.

Nam Mo Thuong Hoan Hi Bo Tat , Ma ha tat

__(())__

- Bài học từ chiếc thuyền không người lái



Bài học từ chiếc thuyền không người lái

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người lái từ đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả sử trên thuyền có người lái, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa. Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, lúc sau lại giận là tại làm sao? - Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người. Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa.

Bình luận:

Tôi thường tự hỏi: “Người đánh ta, ta giận, là tại người hay tại ta làm cho ta giận?”. Phần đông sẽ nói: “Vì người đánh ta, nên ta giận." Nhưng nếu ta biết người đánh ta là người mất trí, ta có còn giận người ấy nữa không? Chắc hẳn là không nếu ta là người biết xét. Trái lại, nếu ta biết người đánh ta là người tỉnh, thì ắt ta không khỏi phải nổi cơn giận dữ. Cùng một việc xảy đến với ta, mà khi thì ta điềm tĩnh như thường, khi ta lại bực tức nóng giận. Tại nơi đâu? Có phải là tại nơi sự phán đoán của ta chăng? Tôi không thấy tại nơi ngoại vật chỗ nào cả.

Mạnh Tử nói: “Người ta ở đời, đối với người mà gặp phải kẻ dữ với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như mình đi trong bụi rậm, vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại gỡ dần ra thôi. Gai góc kia có biết gì mà đáng giận? Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan...Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không người lái, lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ tự lỡ tạt nhầm ta. Ta nghĩ cho cùng có gì đáng giận."

Nam Mô Thường Hoan Hỉ Bồ Tát.

__(())__

- Hãy dành thời gian cho trẻ





Dịch thoát:

Hãy dành thời gian cho trẻ
Dạy dỗ, vỗ về thương yêu .
Còn hơn bạc tiền vô kể
Để dành cho chúng thật nhiều.

Namo Buddhaya

__(())__

- BỎ QUA OÁN HỜN



BỎ QUA OÁN HỜN

Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.

Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.

Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?

Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !

Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.

Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .

Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.

Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.

Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến .