Friday 6 April 2012

- NGƯỜI MÙ ĐÃ ''THẤY BẰNG TAI''



NGƯỜI MÙ ĐÃ ''THẤY BẰNG TAI''

Một người đàn bà mù đã giao kết với anh thợ sơn để sơn căn nhà của mình bằng một màu duy nhất là màu trắng, nhưng đến lúc phải sơn bên trong căn phòng thì lại hết nước sơn màu trắng. Anh thợ sơn nghĩ thầm là người đàn bà mù sẽ không thể nào kiểm soát được anh ta sơn màu gì, nên anh không mua thêm màu trắng mà lại dùng màu sơn khác có sẵn để sơn bên trong căn phòng của bà. Khi được người thợ sơn trình cho biết là công việc đã xong, người đàn bà mù hỏi anh:

- Anh có bảo đảm là đã sơn tất cả một màu trắng như đã giao kèo hay không?

Anh thợ sơn trả lời:

- Ðúng vậy.

Nhưng người đàn bà mù lại hỏi một lần nữa:

- Anh có thật sự sơn mọi nơi màu trắng như tôi thích không?

Anh thợ sơn vẫn một mực quả quyết là đã sơn tất cả mọi nơi bằng màu trắng. Nhưng người đàn bà nói là bà không tin là anh đã làm đúng như yêu cầu. Anh thợ sơn hỏi vặn lại:

- Bà bị mù không còn nhìn thấy gì nữa cả thì tại sao bà biết được tôi có tuân giữ lời cam kết hay không.

Bấy giờ người đàn bà mù mới trả lời:

- Này anh, tôi không còn nhìn thấy, nhưng còn có thể nghe được, nghe giọng anh trả lời cho những lần tôi hỏi, tôi dám quả quyết chắc chắn là anh đã không làm y như tôi đã yêu cầu.


Cả nhà thân mến (*__*)

Giọng nói có thể bộc lộ nội tâm con người, giấu đầu thì lòi đuôi, nói láo không có chân dài để đi xa, bình thường không ai có thể nói láo mãi mãi và sống an tâm với sự láo khoét của mình. Anh thợ sơn cố ý gạt người đàn bà mù về màu sắc trắng hay xanh, nhưng tâm hồn gian manh đó đã được biểu lộ trong cung cách và lời nói của người thợ sơn, tâm hồn đầy những mưu mô gạt gẫm sớm muộn gì rồi cũng bị bại lộ, họ có thể dối gạt được người đời nhưng không bao giờ dối gạt được tiếng nói lương tâm.

Chúng ta cần luyện cho mình một tâm hồn thành thật, một lương tâm ngay chính trong mọi nơi và mọi sự. Ai trung tính trong việc nhỏ, thì sẽ trung tính trong việc lớn, chúng ta không hành động để được khen thưởng, nhưng vì lòng bác ái và vì mọi người.


A Di Đà Phật

__(())__

Thầy Cà ri.

- TỪ BI NGUYỆN



TỪ BI NGUYỆN

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nguyện cầu tám hướng mười phương 
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui
Dứt trừ oan trái nhiều đời
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan.

Hại nhau chỉ chuốc lầm than
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu
Chúng sanh vô bệnh sống lâu
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày

Nguyện cho an lạc từ nay
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn
Dứt trừ kinh sợ tai ương
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly

Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri
Sống đời thanh tịnh, từ bi vẹn toàn.

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo.

__(())__ __(())__ __(())__

- THƯ CHA VIẾT CHO CON



THƯ CHA VIẾT CHO CON 

Các Con thương mến của Cha.

Viết những điêu căn dặn nầy, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần... nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rỏ với các con những việc nầy đâu!

3.Những điều căn dặn để ghi nhớ nầy là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con.
Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó.
Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thi sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thí cũng nên hiểu; đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ. Đừng mơ tưởng trông mong được sống trường thọ,

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời,cảm giác nầy, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bõ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng động, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thế giới nầy thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là; không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tất sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nữa quãng đời còn lại của cha sau nầy, Ngược lại,cha cũng không thể bảo bọc nữa quãng đời sau nầy của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình, Các con có thể yêu cầu mình phải đối sử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối sử tốt với mình. Mình đôi xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua Vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh; muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì miễn phí cả.

9.Sum Hợp Gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

HAPPY FATHER,S DAY TO ALL (*__*)

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm.
Thật sự lá thư nây nên được phổ biến để mọi người cung đọc và suy ngẵm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc cũng hay.

" KIẾP SAU(NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền

- HAPPY FATHER,S DAY ( 16/6/2013 ) TO.. CẢ NHÀ (*__*)



 HAPPY FATHER,S DAY ( 16/6/2013 ) TO.. CẢ NHÀ (*__*)

Tại sao lại có ngày Lễ của Cha?

Nếu như mẹ có ngày Lễ của mẹ, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -10,... thì bố lại rất hiếm ngày lễ của riêng mình. Có lẽ vì thế mà ngày Lễ của Cha đã ra đời để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến, tôn vinh người giữ vai trò quan trọng nhất trong gia đình.

Ngày Lễ của Cha (Father's Day) chính thức được tổ chức rộng rãi đầu tiên ở Mỹ vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6/1972.

MẾN CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN ẤM ÁP TÌNH THƯƠNG TRONG NGÀY THÂN PHỤ.

A DI ĐÀ PHẬT

__(())__

- Giọng Nói Của Hạnh Phúc



Giọng Nói Của Hạnh Phúc

Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói. Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."

Namo Buddhaya __(())__

- THẮP NGỌN TÂM ĐĂNG



THẮP NGỌN TÂM ĐĂNG

...Chánh niệm và tỉnh thức có thể giúp được các bạn. Khi tâm sân vừa lóe lên, thì hãy ngay lập tức thắp sáng chánh niệm, có chánh niệm thì bóng tối sân giận tự nhiên tan biến. Rồi sau đó, hãy tỉnh giác và quán chiếu xem cơn giận này từ đâu đến, do đâu mà ra.

Hãy cố gắng nhìn vào bản chất của cơn giận. Cơn giận này có thật hay không có thật? Thực chất của cơn giận nằm ở đâu ? Hay cũng chỉ là duyên khởi tạo nên cơn giận, hãy nhận ra được tánh Không của cơn giận.

Nếu các bạn chịu khó giữ chánh niệm và quán chiếu sâu sắc trong mỗi một phút giây thì một ngày kia, các bạn sẽ tự giải thoát mình ra được hết tất cả các vọng tưởng và xúc cảm ô trược.

Namo Buddhaya.

__((( )))__

- DÙ NGHÈO, TA VẪN CÒN NHIỀU THỨ ĐỂ CHO ĐI.



DÙ NGHÈO, TA VẪN CÒN NHIỀU THỨ ĐỂ CHO ĐI.

Bà con biết không ? Nhiều khi mình nghĩ...'' tui nghèo lắm, tui không có gì để cho, mai mốt tui giàu tui mới có khả năng Bố thí '', nghĩ vậy chưa đúng lắm đâu, bà con nghĩ lại đi, chúng ta co' nhiều thứ để cho lắm đấy!.

(*__*)

... Bạn có biết rằng, thậm chí cả khi tài khoản ngân hàng của bạn chỉ còn là con sốk hông tròn trĩnh, vẫn còn rất nhiều thứ mà bạn và tôi, con người chúng ta, có thể cho đi? Vì vậy, nhiều người trì hoãn hạnh phúc trong cuộc sống bởi vì họ đang chờ đợi điều gì đó kỳ diệu rơi vào lòng, để tâm trí họ sẵn sàng cho đi.

Nhưng đừng do dự. Trên thế gian này, có một quy luật đã được định ra rất rạch ròi là: có gieo sẽ có gặt. Ngày hôm nay là của riêng bạn, và bạn còn rất nhiều thứ để cho đi.

Hãy buông cái ví tiền của bạn xuống trong giây lát và tự suy ngẫm về những thứ tài sản khác – cảm xúc, thời gian, trái tim và lòng yêu thương trong tâm hồn bạn.

Dưới đây là 11 điều để bạn bắt đầu:

1. Cho đi một nụ cười(*__*)

Nở một nụ cười và trao nó đến cho mỗi người bạn gặp, và bạn sẽ nhận đượcnhững nụ cười đáp lại.

2. Cho đi những suy nghĩ tích cực

Hãy đưa ra những suy nghĩ tích cực về những người khác chung quanh bạn, và ngay cả về những thứ mà bạn đang làm, bạn sẽ có một cuộc sống tốt và nhữngý nghĩ tốt đẹp cũng sẽ được dành cho bạn.

3. Cho đi lời tử tế

Hãy nói những điều tử tế với mọi người và lời thân ái của bạn sẽ được đáp trảbằng những lời thân ái. Nhân chi sơ, tánh bản thiện mà.

4. Cho đi một thái độ lạc quan

Luôn tỏ ra lạc quan với cuộc sống, và sự vui vẻ của bạn sẽ được hoan nghênhchứ không bị cười nhạo.

5. Cho đi sự cảm kích

Hãy biết ơn, cảm kích, cuộc sống của bạn sẽ có thêm những giá trị, và đến lượtbạn cũng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

6. Cho đi sự khích lệ

Hãy khích lệ, bạn cũng tràn ngập dũng khí tươi mới để đối mặt (với thử thách)từng ngày, và hãy chuẩn bị để thu hút những người động viên cổ vũ bạn.

7. Cho đi sự kính trọng

Hãy luôn kính trọng với những người, những điều xứng đáng, cho đây là điềuđáng để bạn phải làm và bạn sẽ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng.

8. Cho đi niềm hạnh phúc

Chia sẻ niềm hạnh phúc, đồng thời bạn cũng sẽ cảm thấy sung sướng, và nó cũng sẽ mang lại cho bạn niềm hạnh phúc.

9. Cho đi thời gian của bạn

Hãy dành thời gian của bạn cho những mục tiêu lớn lao hơn mục tiêu cá nhân,và bạn sẽ nhận được những phần thưởng mà bạn không ngờ tới.

10. Cho đi niềm hy vọng

Hãy luôn hy vọng và hãy xem nỗi tuyệt vọng sẽ biến mất, đức tin và niềm vui sẽ dâng lên bội phần.

11. Cho đi lời cầu nguyện

Hãy cầu nguyện cho bạn bè của mình, và cho cả những người mình xem là kẻthù. Bởi trên đời này, trong cuộc sống này đã có quá nhiều hận thù, hiềm khíchrồi. Những lời nguyện cầu sẽ vượt quãng đường dài để mang điều kỳ diệu đếnnhững nơi u tối, xóa bỏ lòng thù hận.

Hãy cho đi, cho đi, cho đi và sống thật tốt. Bạn có thể thêm điều gì đó vào danh sách này nữa không?

Nam Mô Thường... Cho Đi Bồ Tát. Ma ha tát

(*__*)

“ Người nào cho đi nhiều sẽ sống mãi ”

- NHƯ Ý VỚI MỌI HOÀN CẢNH dù thuận, nghịch ở đời.





- Người hạnh phúc không phải là người lúc nào cũng sống trong một hoàn cảnh thuận lợi, như ý, mà là người luôn có thái độ sống NHƯ Ý VỚI MỌI HOÀN CẢNH dù thuận, nghịch ở đời.

Hì hì..triết lí vu vơ chiều cuối tuần. Mô Bụt (*__*).

GOOD NITE CẢ NHÀ!



- '' Khi bạn cười thì cả thế giới sẽ cười với bạn nhưng khi bạn khóc, bạn chỉ khóc một mình ''



Cả nhà biết không? '' Khi bạn cười thì cả thế giới sẽ cười với bạn nhưng khi bạn khóc, bạn chỉ khóc một mình ''. Have A Beautyful Sunday (*__*)

NỤ CƯỜI VỚI 2 NGÓN TAY.

Lời khen tiết kiệm được tiền bạc cho chúng ta, làm giàu có các mối quan hệ, và tạo ra niềm vui. Chúng ta cần ban phát cho xung quanh nhiều lời khen hơn nữa.

Người khó khen ngợi nhất là chính chúng ta. Tôi được dạy dỗ để tin rằng người nào tự khen mình sẽ trở thành tự cao tự đại. Không phải thế đâu. Họ trở thành người tốt bụng. Khen ngợi những phẩm chất tốt của mình cũng là tích cực cổ vũ những phẩm chất ấy.

Khi tôi còn là sinh viên, thiền sư đầu tiên của tôi đã cho tôi những lời khuyên rất thực tế. Thầy bắt đầu bằng cách hỏi tôi làm việc gì đầu tiên sau khi thức dậy.

Tôi trả lời, “Dạ đi vào phòng tắm.”

Thầy hỏi tiếp, “Trong phòng có gương soi không?”

“Dạ có.”

“Tốt.” Thầy nói, “Vậy thì, từ nay, mỗi buổi sáng trước khi đánh răng hãy nhìn vào gương và cười với mình.”

“Thưa thầy.” Tôi bắt đầu phản đối. “Con là một sinh viên. Đôi khi con đi ngủ rất khuya, và khi ngủ dậy người con rất uể oải, Có những buổi sáng con nhìn con trong gương còn thấy sợ, huống chi là mỉm cười.”

Thầy cười, rồi nhìn vào mắt tôi thầy nói, “Nếu con không cười được một nụ cười tự nhiên thì con đưa hai ngón tay trỏ vào hai khóe môi, chống lên như thế này.” Và thầy biểu diễn cho tôi xem.

Thầy trông hài hước không thể tưởng. Tôi bật cười. Thầy lệnh cho tôi phải làm. Và tôi làm theo.

Sáng hôm sau, tôi lê người ra khỏi giường và lảo đảo đi vào phòng tắm. Tôi nhìn tôi trong gương. “Ờ” Không được đẹp cho lắm. Một nụ cười tự nhiên là không thể được. Thế nên tôi đưa hai ngón trỏ vào hai khóe môi rồi đẩy lên. Tôi thấy một khuôn mặt ngốc nghếch đang làm một trò điên khùng và tôi không nín được cười. Khi có một nụ cười tự nhiên rồi tôi thấy một chàng thanh niên đang mỉm cười với mình. Và tôi cười lại. Chàng thanh niên trong gương tiếp tục mỉm cười. Thế là chúng tôi cùng cười phá lên.

Tôi tiếp tục thực tập mỉm cười trong suốt hai năm. Cứ mỗi buổi sáng dù tâm trạng thế nào khi bước ra khỏi giường thì chốc lát sau tôi đã mỉm cười với mình trong gương, thường thường là bằng cách dùng hai ngón tay. Những người xung quanh nói dạo này tôi hay cười. Có lẽ những cơ bắp xung quanh môi đã quen với tư thế ấy rồi.

Chúng ta có thể thực tập chiêu cười với hai ngón tay trỏ bất cứ lúc nào trong ngày. Nó đặc biệt có hiệu quả khi chúng ta cảm thấy chán ngán, nản chí, hay phiền muộn. Người ta đã chứng minh rằng tiếng cười làm tiết ra chất endorphin vào trong dòng máu của chúng ta, mà chất này lại làm tăng cường hệ miễn dịch và làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Nó giúp chúng ta nhìn thấy 998 viên gạch tốt trong bức tường của chúng ta, chứ không phải chỉ nhìn thấy hai viên gạch xấu. Và nụ cười làm cho chúng ta trông đẹp hơn.

Đó là lý do đôi lúc tôi gọi tu viện Phật giáo Perth là “Thẩm mỹ viện Ajahn Brahm”.

- Chia sẻ Vắn Tắt Về Pháp Tu TỊNH ĐỘ.



NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT.

Chia sẻ Vắn Tắt Về Pháp Tu TỊNH ĐỘ.

Khi sắp lâm chung, người tu Tịnh Độ sẽ được Phật và chư Bồ Tát đến đón về Tây Phương Cực Lạc. Nhờ được thấy Phật mà “ Tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh”.

- Đời người ngắn ngủi, người- không- biết- tu khi chết sẽ hoang mang trước 6 nẻo luân hồi. Tội nhiều phước ít, chắc gì lại được làm người. Lỡ vào địa ngục thì phải chịu cả trăm ngàn kiếp, sau đó đầu thai làm ngạ quỷ cả trăm ngàn kiếp, rồi lại đầu thai làm súc sanh cả trăm ngàn kiếp, sau khoảng thời gian dài dằng dặc đó mới ngoi lên được làm người mà lại là người hèn hạ, tật nguyền, thiếu sứt. Còn được sanh về cõi trời thì càng khó hơn.

- Nhưng có cõi Phật gọi là Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà sẵn sàng đón nhận chúng ta, điều kiện dễ dàng đến nhiều người khó tin. Cõi này ở ngoài sanh tử luân hồi, mãi mãi an vui, tuổi thọ không cùng.

- Muốn được về đó, chúng ta (tu sĩ hay cư sĩ) cần có niềm tin (TÍN) cõi Cực lạc là có thật và tin vào lời hứa tiếp dẫn chúng sanh của Đức Phật A Di Đà (Trích điều nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà: “Nếu tôi được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước tôi, chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện thì tôi chẳng trụ ở ngôi chánh giác, trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”), phải thành khẩn cầu nguyện (NGUYỆN) được sanh sang cõi ấy và luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, đi, đứng, nằm, ngồi (HẠNH). Tín, Nguyện, Hạnh là ba điều kiện đủ để vãng sanh. Niệm Phật đến chỗ không còn vọng tưởng xen vào gọi là Nhất Tâm Bất Loạn, thì phẩm vị càng cao. Có 9 thứ bậc (chin phẩm) vãng sanh cả thảy.

- Muốn niệm mười niệm lúc sắp chết là điều cực kỳ khó, khi và chỉ khi chúng ta có nội lực tu hành, công phu nhiều ngày hoặc may mắn lắm vào giờ chót gặp thiện tri thức chỉ bảo. Vậy nên chúng ta phải niệm Phật ngay từ bây giờ.

- Khi sắp lâm chung, người tu Tịnh Độ sẽ được Phật và chư Bồ Tát đến đón về Tây Phương Cực Lạc. Nhờ được thấy Phật mà “ Tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh”.

- Chúng sanh dù còn nghiệp chướng chưa trừ sạch vẫn được vãng sanh theo ân huệ : Đới nghiệp vãng sanh.

- Tốt nhất, chúng ta phải lo làm điều lành, ngưng điều ác, sám hối cho nghiệp chướng vơi nhẹ, hiếu hạnh, tôn sư, bố thí, cúng dường, in kinh, tạo tượng, giới thiệu Phật Pháp, tham gia công tác từ thiện xã hội,…Tất cả để giúp cho thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta tăng trưởng, có đủ tư cách và phẩm chất đạo đức để về cõi Phật.

- Tu Tịnh Độ không phải là tu thành Tiên, mà là tu thành Phật. Phật nói, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Và Pháp Môn Tịnh Độ đưa chúng ta từ cõi người lên thẳng cõi Phật, nơi đó, với những điều kiện tối ưu để tu hành, chúng ta sẽ chóng thành Phật quả, hơn là tu tự lực, trơn trượt trong sanh tử luân hồi.

- Nhiều người nghe về Cực Lạc cũng ham nhưng còn bán tín bán nghi, thì tuy có niệm Phật mà chỉ được về biên địa của Cực Lạc, ở đây 500 năm chờ Hoa Khai Kiến Phật. Năm trăm năm đó cũng sung sướng như ở cõi trời, có điều không được thấy Phật, không được nghe Pháp.

- Khi niệm Phật thì : miệng niệm + tai nghe tiếng niệm ấy rõ ràng từng lời + tâm nhớ nghĩ tới Phật. Phải đủ ba điều ấy thì mới thành công. Nếu tâm nghĩ đến điều khác (vọng tưởng) thì miệng niệm chỉ như cái máy mà thôi. Mấu chốt thành công là ở chỗ này để đạt đến Niệm Phật nhất tâm.

- Tu Tịnh Độ là biết sống những ngày còn lại hữu ích, biết trân trọng thời giờ để tu và để làm lợi lạc cho chúng sanh. Còn cái chết, thì chúng ta đã chuẩn bị kỹ, ung dung chờ đợi nó như một cơ hội giải thoát. Sau một đời tu hành, cái chết là dịp làm bài thi, chúng ta làm trọn được mười câu hay nộp tờ giấy trắng ?

- Cõi Người, thật ra chỉ là cõi trung bình trong sáu nẻo, nhưng lại là nơi dễ tu, có thể dùng làm bàn đạp để ra khỏi Tam giới. Trong biển sanh tử, hãy nắm chắc Pháp Tu Tịnh Độ như chiếc phao cứu hộ duy nhất, hãy tự thề với lòng rằng đây là kiếp đọa lạc cuối cùng trong Tam giới, là đêm chót để ngày mai tháo cũi sổ lồng.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

__((()))__

- HẢI ĐẢO TỰ THÂN



Namo Sakya Muni Buddha

HẢI ĐẢO TỰ THÂN

Tất cả các hiện tượng nào có sinh khởi, có tồn tại, có tác dụng trên các hiện tượng khác, hay nói khác hơn là tất cả các pháp hữu vi, đều phải theo luật vô thường để đi đến hoại diệt.

Muốn cho chúng còn mãi còn hoài mà không hoại diệt, đó là một chuyện không thể xảy ra. Ta đã từng nhắc nhở các con nhiều lần rằng tất cả những gì ta trân quý hôm nay ngày mai thế nào ta cũng phải buông bỏ và xa lìa. Chính ta chẳng bao lâu nữa cũng sẽ ra đi. Vì vậy các con phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo Chánh Pháp, biết nương tựa nơi Chánh Pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.

( Lời BỤT dạy- Kinh Hải Đảo Tự Thân )

___((()))___

- NĂM ĐIỀU HẰNG NÊN QUÁN TƯỞNG



NĂM ĐIỀU HẰNG NÊN QUÁN TƯỞNG

Thế Tôn lời dạy tỏ tường
Mấy điều quán tưởng phải thường xét ra:

1-
Chúng sanh rồi phải bị GIÀ,
Không ai tránh khỏi lúc qua canh tàn.

2-
Chúng sanh BỆNH tật phải mang,
Không ai sống mãi bình an, mạnh lành.

3-
Chúng sanh, sự CHẾT sẵn dành,
Không ai tránh khỏi tử sanh đến kỳ.

4-
Chúng sanh phải chịu CHIA LY,
Giã từ tất cả, ra đi một mình

5-
Mang theo gánh NGHIỆP ba sinh,
Theo ta như bóng theo hình không buông.

Nay con nương đấng Pháp Vương
Niết-bàn chứng đắc, cát tường an vui. __((()))__


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật

__((()))__

- HẠNH PHÚC DƯỚI CHÂN MÌNH



Đọc & Suy Gẫm:

HẠNH PHÚC DƯỚI CHÂN MÌNH

...Trên thảo nguyên bát ngát, Cây và Cỏ luôn ở bên nhau, đồng hành và thân thiết. Ngọn cỏ non đẹp dịu dàng như một nàng thiếu nữ đang uốn mình mềm mại với chiếc áo dài tha thướt xanh màu ngọc biếc, giản đơn và quyến rũ… Cây cao lớn, sừng sững tựa một chàng trai lực lưỡng đang vươn những cánh tay dài chắc chắn, trải rộng tán lá khỏe mạnh ra xung quanh như bao bọc, chở che, như ôm lấy Cỏ vào lòng. Đầm ấm …

Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi. Đến một ngày trời xanh hửng nắng, gió mát vi vu thổi, những áng mây trắng trôi bồng bềnh, phiêu lãng ở trên cao. Cây mơ màng, đưa mắt ngước nhìn lên phía những vì sao và nghĩ: “Đẹp quá, nơi đó phải chăng là thiên đàng?”. Cây quyết định sẽ đi đến đó, quyết định rời bỏ ngọn Cỏ, vươn cao mình lên phía những vì sao.

“Anh đi đâu vậy ?” - Cỏ cất tiếng hỏi khẽ.

“Tôi đi tìm những vì sao hạnh phúc” - Cây lạnh lùng đáp và cất bước ra đi. Cỏ im lặng nhìn theo, cúi đầu không nói. Cỏ ở lại một mình nơi triền đất thảo nguyên rộng lớn, còn Cây thì ngày càng vút cao và những cành lá ngày càng vươn xa. Bởi vì Cây mong một ngày đi đến bầu trời cao. Bởi vì Cây mơ ước một ngày được gặp các vì sao ngời sáng

Khoảng cách của Cây và Cỏ cũng ngày càng xa hơn…

Cuộc sống lặng lẽ trôi đi. Cho đến một ngày, Cây đã trở thành bậc đại thụ sừng sững giữa thảo nguyên bát ngát nhưng vẫn chưa với được những vì sao cho riêng mình… Cỏ cũng không còn màu xanh nữa mà trở nên vàng úa, và lặng lẽ ở phía dưới cây cao.

Cây bắt đầu mệt mỏi nhận ra rằng mình không thể đi đến cái nơi bản thân vẫn cho là thiên đường hạnh phúc. Cây hối hận nhìn xuống phía dưới. Cỏ vẫn ngồi đó, vẫn đang vui đùa với những cánh hoa, vẫn đang thướt tha cùng muôn loài bướm.

Cây chợt cảm thấy nuối tiếc, hối hận khi hiểu: Hạnh phúc chính là điều mà Cây đã từng có và đánh mất. Cây buồn, nỗi buồn không thể nói cùng ai…

"Cây ở trên đó thế nào?” - Một ngày Cỏ cất tiếng hỏi thăm.

“Mọi thứ ở đây đều tốt. Được làm bạn với Gió và nghe tiếng chim hót líu lo. Cuộc sống muôn màu và rất là vui vẻ” - Cây ngẩng cao đầu trả lời ngọn Cỏ.

“Vậy là Cây đã tìm thấy những vì sao hạnh phúc ?” - Cỏ nhìn Cây hỏi tiếp.

Cây gật đầu đưa mắt nhìn Cỏ rồi khẽ mỉm cười quay đi, ngẩng cao đầu hướng về phía các vì sao lơ đãng. Không phải vì Cây muốn tiếp tục đi tìm hạnh phúc mà đơn giản, Cây đang cố tránh một ánh mắt nhìn. Vì Cây đang nói dối! Vì Cây biết mình cô độc. Vì Gió chỉ đến rồi Gió lại đi. Gió bỏ Cây ở lại và lả lơi thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại. Và Chim cũng vậy, Chim không thể ở đó hót mãi cho Cây nghe.

Cây biết Cây là kẻ cô đơn nhưng cái bản tính kiêu căng vốn có đã không cho phép Cây hạ độ cao, thừa nhận sự nuối tiếc. Cây sợ phải xấu hổ, sợ tỏ ra mình yếu đuối. Vì thế, Cây mãi ngẩng cao đầu và không chịu nhìn xuống…

Cuộc sống lại lặng lẽ trôi đi… Cho đến một ngày, Bão đến! Cây đương đầu chống chọi. Bão gào rú, Cây ngả nghiêng rung chuyển. Bão thổi mạnh, Cây bật gốc lung lay. Bão cười, Bão đẩy nhẹ, Cây ngã xuống đổ gục, nằm yên trên thảo nguyên lạnh lẽo… Cây kiệt sức, lịm đi.

Hôm sau Bão hết, trời xanh lại hừng sáng. Cây mở mắt nhìn lên, bầu trời xa vời vợi, nhưng màu xanh của Cỏ thì lại thật gần, và ấm áp.

Cây chết, cỏ mọc xung quanh. Một thời gian sau nơi cây đổ xuống mọc lên một loài cây lạ. Và người ta đặt cho nó tên là cây Xấu Hổ. Một cây Xấu Hổ với cỏ mọc xung quanh.

***

Đôi khi con người ta cứ mải mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi có lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình nhưng lại không có đủ can đảm và không đủ dũng cảm để cúi xuống nhặt nó lên …

Mộng Lý Nhân.

Thursday 5 April 2012

- SỐNG TỰ TẠI, AN NHIÊN.



VÀI LÀN HƯƠNG PHÁP:

SỐNG TỰ TẠI, AN NHIÊN.

Nguyên nhân của tâm bất an, bất tại, quên mất chính mình, là do thất niệm hay tán tâm tạp niệm, nghĩa là tâm bị lôi cuốn về quá khứ, hướng vọng đến tương lai hoặc đắm chìm ( dính mắc )trong hiện tại. 

Khi Chánh Niệm TRỌN VẸN VỚI THỰC TẠI với thực tại ở đây và bây giờ thì mọi ý niệm thời gian đều tự động biến mất không còn dấu vết.

Ngay đó tâm hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi áp lực của thời gian tâm lý. Vì vậy, người sống trọn vẹn với thực tại luôn được thanh thản, thoải mái, tự tại, an nhiên. ( *__* )

GATE GATE PARAGATE PARASAMEGATE BODHI SVAHAAA...

- CÂU CHUYỆN 2 CÁI BỊ CỦA ĐỜI NGƯỜI.



CÂU CHUYỆN 2 CÁI BỊ CỦA ĐỜI NGƯỜI.

- Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.

Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.

- Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?

- Tôi thấy cuộc đời này sao mà khổ quá, như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ.

Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các bài của quí Thầy do bạn bè chuyển tới qua email, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.

- Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.

- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.

- Người đời thường mang hai cái đãy (cái bị).

*Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác.
*Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân.

Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.

Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.

- Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy ?

- À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.

- Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?

- Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị :

Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác.
Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.

- Tôi vẫn chưa tỏ tường ?

- À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác - hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.

- Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi.

Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. (*__*)

- HÓA RA, MÌNH CŨNG LÀ NGƯỜI GIÀU CÓ.



HÓA RA, MÌNH CŨNG LÀ NGƯỜI GIÀU CÓ. ( *__* )

Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của môt anh chàng, bèn hỏi

- Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ.
- Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả như ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng vàng, cháu có đồng ý không?
- Không ạ.
- Giả như ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng vàng, cháu đồng ý không?
- Không bao giờ.
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được
- Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?

- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không hiểu thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem:

- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.

- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn 500 triệu người trên trái đất.

- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.

- Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, thì bạn đã được xếp vào nhóm 8% những người giàu có trên thế giới.

- Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống và vẫn sống vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.

- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.

- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.

- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn 2 tỷ người không thể đọc được trên trái đất này.

Sau khi đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: “Hóa ra, mình cũng là một người giàu có.”

Thầy Cà Ri ST (*__*)

- CHỈ CẦN THAY ĐỔI CÁCH NGHĨ...



CHỈ CẦN THAY ĐỔI CÁCH NGHĨ...

*Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ 
- Cứ nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.

*Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc
- Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.

*Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi
- Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.

*Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua
- Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghỉ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.

*Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ
- Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

*Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người
- Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.

*Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ
_ Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

(*__*)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

- CHO và NHẬN



CHO và NHẬN - ( In Giving, You Receive )

"Vì chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh.
Chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân . "
(Saint Francis Xavier) 

MÁY BƠM

Một chàng trai bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kỳ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ và gỉ sét. Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm, anh vội vã bước tới, vịn chặt tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này, anh chàng mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạch viết bằng cách lấy viên đá cào lên:

"Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy vào chiếc bình này".

Anh bật nắp bình ra, và đúng thật: trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, anh bị rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu anh uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có thể sống sót. Nhưng nếu anh đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.

Anh cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành, hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không?

Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, rồi tiếp tục nhấn mạnh cái cần máy bơm, một lần, hai lần... chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, anh sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên anh tiếp tục kiên trì bơm lần nữa, lần nữa... nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Anh vội vã hứng nước vào bình và uống.

Cuối cùng anh hứng nước đầy bình, để dành cho người nào đó không may mắn bị lạc đường như anh sẽ đến đây.

Anh đậy nắp bình, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình:

"Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần phải cho trước khi bạn có thể nhận".

Nam Mô Thường.. Cho Đi Bồ Tát. Ma Ha Tat ( *__* )

- Bản Tâm trong sáng



VÀI LÀN HƯƠNG PHÁP :

Bản Tâm trong sáng

Ni Sư Robina Courtin: 

Thưa Ngài, người ta nói rằng bản tánh tự nhiên thông thường của tâm ta thì trong sáng. Ngài có thể cho chúng con một phương pháp thực sự thực tiễn để chúng con nếm trải được điều này?

His Holiness Sakya Trizin:

Khi tâm ta bận rộn với dòng tư tưởng đến nỗi thậm chí ta thường không để ý tới nó. Nhưng khi ta ngồi xuống và cố nhìn vào tâm mình thì dường như các niệm tưởng càng xuất hiện nhiều hơn nữa. Các tư tưởng xuất hiện trong mọi lúc nhưng ta không để ý, vì thế khi bạn ngồi xuống thì cuối cùng bạn mới bắt đầu chú ý tới điều đó.

Ví dụ như, khi nước bị trộn lẫn với bùn và bạn lắc nó lên thì không có gì thực sự xảy ra – nó vẫn bị pha trộn. Nhưng nếu bạn không làm gì hết thì bùn lắng xuống và nước trong sẽ xuất hiện trên bề mặt.

Tâm ta thì cũng thế, nếu bạn cố gắng ở trong trạng thái an tĩnh không bị những tư tưởng khác xen vào và bạn ngồi xuống – không nhất thiết phải thiền định, mà chỉ nhìn vào tâm bạn, không có bất kỳ niệm tưởng nào – thì tôi nghĩ đó là sự trong sáng. Hãy hiểu rằng nó không chỉ là một sự tẩy xóa.

Tâm không phải là cái gì mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt hay xúc chạm bằng tay hoặc đo lường được, và ta không thể mô tả nó bằng các màu sắc hay hình dáng, nhưng tâm ta rất mạnh mẽ. Nó là cái gì ta có thể cảm nhận – tâm ở đây, ở đó – bạn có thể cảm nhận nó. Nó là một trạng thái tỉnh giác. Nó có sự trong sáng trong ý thức rằng nó luôn luôn tỉnh giác và thường xuyên, giống như ánh sáng của một ngọn nến.

Bạn có thể thực hiện những thực hành an định, hay shiné, để kinh nghiệm điều này nhiều hơn nữa. Nó rất, rất ích lợi cho bất kỳ ai dù bạn có là một người có niềm tin tôn giáo hay không.

Cách tốt nhất là buông lỏng. Sự buông lỏng không chỉ có nghĩa là nằm xuống, nhưng sự buông lỏng tuyệt hảo nhất là trong tâm không nhớ tới mọi phiền muộn và lo lắng về sinh kế và công việc của bạn và v.v.., mà chỉ đi vào nó và hoàn toàn buông lỏng. Nhờ phương pháp này ta có thể cảm nhận sự trong sáng. Từng bước một, bằng cách thiền định nhất tâm, việc thực hành theo cách này rất ích lợi.

BẢN TÁNH CỦA TÂM
Thượng Tọa Robina Courtin phỏng vấn
His Holiness Sakya Trizin tại Boston, tháng Sáu năm 2000


Thich Tanh Tue

- THƯ CHO CON,



THƯ CHO CON,
( Mẹ viết hơi dài, mong con ráng đọc, con nhé!)

Con yêu!

Khi cha mẹ đã già. Cha mẹ không còn tươi như hoa.
Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.
Con sẽ thấy không còn vui như trước.
Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha.
Vì khi xưa, con khóc óe vang nhà.
Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.

Nếu cha mẹ, tay run không cầm nổi.
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.
Con cũng đừng gắt mắng cha mẹ già.
Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.
Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.
Từng miếng cơm, chút thịt con làm văng.
Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.
Nghe con “xin lỗi” mà ấm lòng như Tết.

Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.
Nói những câu lảm nhảm, không đầu đuôi.
Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi.
Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích.
Cha cũng vậy, những khi con không thích,
Lên giường nằm để ngủ giấc triền miên.
Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.
Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều chuyện bịa.

Nếu cha mẹ già rồi ít siêng năng tắm rửa.
Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.
Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.
Mới tắm được cho con một lát.
Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.
Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.
Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.
Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.
Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.
Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.

Nếu mẹ cha rồi không hiểu văn minh.
Máy móc mới đủ hình đủ kiểu.
Cũng đừng cười chê ông bà già hủ lậu.
Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng.
Vì năm con một, hai tuổi, cái gì cũng lạ lùng.
Cha mẹ phải cầm tay con, chỉ dẫn.
Rồi lớn lên, cha dậy con cẩn thận.
Đừng nghịch máy này, đừng đụng đến vật kia.
Cha giảng cho con từng chút, từng ly.
Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn tivi.
Con đã nở những nụ cười hạnh phúc.

Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc.
Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ.
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà.
Cha phải chạy như bay về nhà lấy.
Điều quan trọng là cha mẹ cần được thấy.
Dáng hình con quanh quẩn đâu đây.
Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay.
Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.

Nếu mẹ cha quá già không muốn sống.
Con hãy hiểu cho rồi tới lúc con cũng già.
Sẽ tới hồi cuộc sống như trôi qua.
Ý sống hết, mà chỉ còn tồn tại.
Một cái cây khô, một cánh hoa vương vãi.
Một bộ xương có hiểu biết vật vờ.
Những kỷ niệm xưa đầy ắp, chan hòa.
Trong ánh mắt, trong dấu tay run rẩy.
Hơi thở ngập ngừng, âm thanh lẩy bẩy.

Không còn ham vui, chỉ còn chút tình yêu.
Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều.
Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.
Tim chỉ chứa hình con tấp nập.
Dấu chân xưa chạy nhẩy tung tăng.
Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong răng.
Từng cơn sốt, mọc răng, đổi da, đổi thịt.
Mẹ cha đã từng bao đêm quên mệt.
Ngồi bên con, nghe hơi thở đều hòa.
Dù cho cho khó chịu, khóc la.
Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.
Và, bây giờ, khi tới gần cõi chết.
Hành trang mang đi vẫn chỉ bóng hình con.
Có chút hơi tàn, cha mẹ muốn giối giăng:
Con hạnh phúc, con sướng vui bất tận.

Thôi, vài hàng, gửi con...

Mẹ của con.

- Đừng tạo thêm nghiệp chướng một khi chúng ta đã biết niệm Phật.



ĐỤC MỘT LỖ - THOÁT RA BA CÕI THEO CHIỀU NGANG.

Thế nào là nghĩa thóat khỏi ba cõi theo chiều ngang?

Cũng giống như loài côn trùng sống trong ống tre, nếu nó đục xuyên theo chiều dọc thân tre, nó phải đi qua các lóng mắt, phải mất thời gian rất lâu. Thay vì vậy, nếu loại côn trùng ấy biết cách gặm một lỗ ở bên thân tre, thì nó sẽ ra khỏi được ống tre một cách rất dễ dàng.

Người niệm Phật cũng giống như loài côn trùng thóat ra khỏi ống từ bên thân cây tre; họ thóat ra khỏi ba cõi theo chiều ngang–đúng với tầm mức của họ.
“Đới nghiệp vãng sanh,” nghiệp mà mọi người đang mang là nghiệp của đời trước, không phải của đời nầy–đó là nghiệp đã tạo, không phải là nghiệp mới. Điều nầy có nghĩa là trước khi quý vị biết được phương pháp niệm Phật, quý vị đã tạo ra các nghiệp chướng. Quý vị có thể mang các nghiệp ấy theo khi mình vãng sanh sang cõi Tịnh độ. Nhưng quý vị không được tiếp tục tạo nghiệp ác một khi quý vị đã biết niệm Phật, vì quý vị không thể mang nghiệp ác ấy theo được.

Một khi quý vị đã biết niệm Phật, thì quý vị nên thay đổi cách sống. Đừng cố tạo nên các nghiệp xấu. Nếu làm như vậy, quý vị sẽ chất chồng ác nghiệp, gia trọng thêm chướng ngại. Đó gọi là “biết rõ mà cố phạm–minh tri cố phạm,” trong trường hợp đó, nghiệp chướng tăng gấp ba. Quý vị có thể mang nghiệp cũ để vãng sanh, nhưng nay quý vị đã hiểu được Phật pháp, quý vị không thể nói rằng, “Ồ! Mình có thể niệm Phật, mặt kia mình có thể tạo nghiệp ác, vì trong tương lai mình có thể mang nghiệp đã tạo sang cõi Cực lạc với mình.”

Thật là sai lầm! Không những quý vị không thể nào mang nghiệp của mình đi, mà còn không thể nào vãng sanh về đó, vì quý vị sẽ bị chướng ngại bởi nghiệp của mình.

Chúng ta là những người đã tin vào Đức Phật, phải nên thận trọng, đừng tạo thêm nghiệp chướng một khi chúng ta đã biết niệm Phật. Chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông nầy vô cùng quan trọng...

Nam Mô A Di Đà Phật __(())__

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM .

HT TUYÊN HÓA giảng thuật

- Nghĩ Cổ - thơ Lý Bạch



ĐƯỜNG THI

Nghĩ Cổ - thơ Lý Bạch

Sinh giả vi quá khách, 
Tử giả vi quy nhân.
Thiên địa nhất nghịch lữ,
Đồng bi vạn cổ trần.
Nguyệt thố không đảo dược,
Phù tang dĩ thành tân.
Bạch cốt tịch vô ngôn,
Thanh tùng khởi tri xuân.
Tiền hậu cánh thán ức,
Phù vinh hà túc trân!

擬古其五

生者為過客,
死者為歸人。
天地一逆旅,
同悲萬古塵。
月兔空搗藥,
扶桑已成薪。
白骨寂無言,
青松豈知春。
前後更嘆息,
浮榮安足珍。

Sống là như khách qua đường
Chết là trở lại quê hương thuở nào.
Đất trời quán trọ trăng sao
Nghìn năm cát bụi đớn đau tâm tình.

Thời gian nào có đợi mình
Ngàn dâu thuở trước nay đành úa phai.
Ngậm ngùi xương trắng chất đầy
Tùng xanh đâu biết đến ngày xuân sang.

Trước, sau là tiếng thở than
Cuộc đời hư huyễn giàu sang làm gì?.

Thích Tánh Tuệ tạm dịch

( *__* )
Bodhgaya 9/5/13

- Trích và dịch vài danh ngôn để đời của Đức DALAI LAMA



- Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.
Mục đích quan trọng nhất trên đời này của chúng ta là giúp đỡ người khác. Nếu bạn không thể giúp người, chí ít cũng đừng làm thương tổn họ.

- Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.
Tình yêu và lòng từ là nhu cầu cần thiết, không phải là xa xỉ phẩm. Không có nó nhân loại không thể tồn tại được.

- Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.
Nên nhớ rằng không đạt được cái mà bạn mong muốn đôi khi lại là một điều may mắn tuyệt vời.

__(())__

Bodhgaya 9/5/13

- Tuyệt đối hóa một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ tháo lui





'' Tuyệt đối hóa một tư tưởng, tư tưởng khác sẽ tháo lui ''

Vậy khi hành giả công phu, để dẹp tan mọi tạp niệm lăng xăng trong đầu, không gì hay hơn bằng cách chuyên nhất vào một câu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay 0m Mani Padme Hum.

A ha!! '' Con khỉ Tề Thiên '' bị Phật nhốt dưới núi rùi ! ( *__* )

Th Tánh Tuệ
Bodhgaya 7/5/13

- CHUYỆN TÌNH 2 CHÚ HEO. ( *__ * )



CHUYỆN TÌNH 2 CHÚ HEO. ( *__ * )

Ban đêm, HEO đực lúc nào cũng thức để trông cho HEO cái.
Nó sợ, thừa lúc chúng ngủ say, người ta sẽ đến bắt HEO cái đem đi thịt.
Ngày lại ngày, HEO cái càng béo trắng nõn nà, HEO đực càng gầy đi trông thấy.
Đến một ngày, HEO đực tình cờ nghe được ông chủ nói chuyện với tay đồ tể.
Ông ta muốn thịt HEO cái đang béo tốt. HEO đực nghe vậy mà lòng đau khổ khôn cùng.Thế là từ lúc đó, tính tình HEO đực thay đổi hẳn. Mỗi lần ông chủ mang đồ ăn đến là HEO đực ta giành ăn bằng sạch, ăn xong nó lại nằm ườn ra ngủ như chết. Nó còn nói với HEO cái, từ giờ ban đêm phải canh gác thay cho nó.
Nếu phát hiện ra không chịu canh thì nó sẽ không bao giờ quan tâm đến HEO cái nữa. Thời gian qua đi, HEO cái cảm thấy HEO đực càng ngày càng không để ý gì đến mình nữa. HEO cái buồn bã, thất vọng vô cùng. Còn HEO đực hàng ngày vẫn vô tư, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

Ngoảnh đi ngoảnh lại một tháng qua đi, ông chủ dẫn tay đồ tể đến chuồng HEO.
Ông ta thấy HEO cái trước đây đẫy đà, nõn nường là thế giờ chẳng còn lại được bao nhiêu thịt. Còn HEO đực lại trở nên béo trắng hẳn ra. Lúc này, HEO đực ta liền chạy thục mạng xung quanh chuồng, nó muốn thu hút sự chú ý của ông chủ, chứng tỏ nó là con HEO béo tốt, khỏe mạnh. Cuối cùng thì tay đồ tể cũng bắt HEO đực đi.

Khoảnh khắc bị lôi ra khỏi chuồng, HEO đực vẫn cười và nói với lại với HEO cái: “Sau này em nhớ đừng ăn nhiều nhé!” HEO cái đau xót cùng cực, định xông ra theo chồng, nhưng cửa chuồng đã đóng sầm trước mặt nó.Qua hàng rào tre HEO cái vẫn nhìn thấy ánh mắt chớp chớp của HEO đực.

Tối hôm đó, HEO cái nhìn nhà chủ vui vẻ, quây quần bên nhau ăn thịt HEO, nó buồn bã thả mình nằm xuống nơi trước đây HEO đực vẫn nằm. Đột nhiên nó phát hiện thấy trên tường có dòng chữ: “ Nếu tình yêu không thể diễn đạt được bằng lời, anh nguyện dùng sinh mạng để chứng minh.”

HEO cái đọc xong dòng chữ mà lòng đau quặn thắt.

( Đọc xong các bạn đã muốn ăn chay chưa nào. ( *__* )

A Di Đà Phật.

TG : Hạnh Chung

- Không Vui, Không Buồn



Không Vui, Không Buồn

Một thời Thế Tôn ở Safketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

Thưa Sa Môn, Ngài có hoan hỷ không?
Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?

Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn?
Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?

Thật như vậy, này Hiền giả.

Làm sao, này Tỷ kheo
Ngài không có sầu muộn
Tuy vậy, Ngài cũng không
Có được sự hoan hỷ

Làm sao nay Ngài lại
Ngồi cô độc một mình
Không có được hoan hỷ
Cũng không bị dao động

Thật sự, này Dạ xoa
Ta không có sầu muộn
Tuy vậy ở nơi ta
Hoan hỷ không khởi lên

Dầu nay Ta có ngồi
Riêng một mình cô độc
Ta không có hoan hỷ
Cũng không bị dao động

Làm sao, này Tỷ kheo
Ngài không có sầu muộn
Làm sao ở nơi Ngài
Hoan hỷ không khởi lên

Làm sao nay Ngài lại
Ngồi cô độc một mình
Không có được hoan hỷ
Cũng không bị dao động

Hoan hỷ chỉ có đến
Với người tâm sầu muộn
Sầu muộn chỉ có đến
Với người tâm hoan hỷ

Do vậy, này Tỷ kheo
Không hoan hỷ, sầu muộn
Vậy nên, này Hiền giả
Ông phải biết như vậy

Đã lâu, con mới thấy
Bà la môn tịch tịnh
Vị Tỷ kheo không sầu
Cũng không có hoan hỷ
Đã an toàn vượt khỏi
Chỗ người đời đắm say

( ĐTKVN, Tương Ưng Bộ 1, chương II, phẩm Cấp Cô Độc, Phần Kakudha, VNCPHVN ấn hành, tr 124)

LỜI BÀN :

Hầu hết chúng ta đều sống với những hoài niệm trong quá khứ và các sự hướng ở tương lai mà hiếm khi an trú vào hiện tại. Vì không thiết lập được chánh niệm để an trú nên tâm của chúng ta thường lang thang, chạy theo cảnh bên ngoài hoặc chơi trò trốn tìm với chính mình, buồn vui theo vọng tưởng.

Tâm lý của chúng ta luôn dao động, lẫn lộn buồn vui. Đôi khi tâm ta rơi vào trạng thái không vui cũng không buồn nhưng vì thiếu chánh niệm nên ta cảm thấy cô đơn, trống trải. Thậm chí một vài người sợ hãi khi phải đối diện với chính mình liền tìm cách chạy trốn như điện thoại tâm sự với người thân, nghe nhạc, xem phim hoặc đi ngủ.

Nên những ai chưa từng trải nghiệm thiền định, thiết lập một đời sống hướng nội, chánh niệm tỉnh giác thì khó mà hiểu được sức sống nội tại và sự an tĩnh, thảnh thơi của hành giả. Thật không dễ hình dung về cách sống bình dị, đơn độc, thanh bần, trầm lắng, xem ra chẳng có gì vui cả, mà người ta cứ sống vậy suốt đời.
Theo tuệ giác Thế Tôn, người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc.

- CÓ HAI LOẠI HỐ THÍ.



Namo Sakya Muni Buddha

CÓ HAI LOẠI HỐ THÍ.

Có hai loại bố thí: Trong sạch và không trong sạch.

1) Thế nào là bố thí không trong sạch?

Ðó là bố thí vì: tư lợi, bất kính, chán ghét, yếu hèn, muốn dụ dỗ, sợ chết, muốn chọc tức, ghen tức, ganh đua, kiêu ngạo, cầu danh, tránh né sự nguy hiểm, muốn mê hoặc lòng người,... Tóm lại bố thí vì một cái tâm xấu xa, không nghĩ đến sự an vui hay lợi ích cho người nhận.

2) Thế nào là bố thí trong sạch?

Nói một cách giản dị, đó là sự bố thí có tánh cách ngược lại những gì đã tả ở phần trên. Còn có nghĩa là Bố thí mà muốn đem lại lợi ích cho người nhận.

Vừa kể trên là sự bố thí trong sạch cho tất cả mọi người. Riêng cho Phật tử thì Bố thí trong sạch còn có nghĩa là bồi đắp công đức cho sự giải thoát, tức Niết Bàn (Nirvàna).

Phải bồi đắp cách nào? Bằng cách bố thí với tâm trong sạch, không cầu phước báo của Trời (Deva), người (Manusya), không cầu sự sung sướng trong đời này và đời sau, chỉ cầu giải thoát của Niết Bàn, bố thí với tấm lòng cung kính (satkàra) hoặc từ bi (maitrìkarùna).

Trong lúc chưa chứng được hoàn toàn quả Niết Bàn, ta vẫn tái sinh ở cảnh an vui của Trời, người (mặc dù không cố ý cầu), đó là do nghiệp báo tốt của sự bố thí trong sạch.

Ðức Phật có nói rằng: 'Trên đời này có hai hạng người rất là hiếm có:

1) Một vị Tỳ Khưu đã hoàn toàn giải thoát trong số các tu sĩ lang thang (pravajita)
2) Một người biết bố thí trong sạch trong số các cư sĩ tại gia (Anguttara I).

Namo Sakya Muni Buddha

___(())___

- Đức tin_HT Viên Minh




VÀI LÀN HƯƠNG PHÁP:

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. 

Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ khôngnên chểnh mảng.

Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...

HT Viên Minh

- Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào trong



Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào trong

Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào trong, còn mình thì nhìn ra ngoài. Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào tự tánh; tự tánh của ngài và của mỗi chúng sinh thì như có nối giây điện: Chúng sinh nào khởi vọng tưởng gì, ngài đều biết cả.
Người trì giới thì làm tự tánh thanh tịnh: Quét sạch mọi thứ đen đủi xấu xa trong tự tánh đi.

Khi dụng công, mình đừng sợ khổ, sợ khó, sợ mệt mỏi, thì mới thành công đặng.
Bà mẹ đẻ ra bom nguyên tử, bom khinh khí, tia laser là ai? Chính là tham sân si. Do vậy nếu mình diệt trừ tham sân si thì bom nguyên tử sẽ không nổ, bom khinh khí cũng chẳng bạo phát, mà tia laser cũng chẳng còn dùng được.

Tu hành thì hàng ngày phải giữ trạng thái quân bằng như cái cân vậy. Làm thế nào để quân bằng? Tức là lúc nào cũng giữ thái độ điềm đạm, yên tĩnh, chẳng một chút gợn sóng xao động trong tự tánh.

Ðây chính là phiền não tức bồ đề, sinh tử là Niết bàn.

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

- Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được Thường, Lạc, Ngã mà không thấy Vô thường, Khổ, Vô ngã trong vạn pháp.



VÀI LÀN HƯƠNG PHÁP :

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được Thường, Lạc, Ngã mà không thấy Vô thường, Khổ, Vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng. 

Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .

Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham, sân, si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.

Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.

HT Viên Minh

- CÓ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG KHÔNG PHẢI ĐỂ LẤP ĐẦY



CÓ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG KHÔNG PHẢI ĐỂ LẤP ĐẦY

Có 2 từ thường lập đi lập lại trong FB của nhiều bạn trẻ là: '' buồn và cô độc ''.

Dường như chưa có ai đi qua thời niên thiếu mà không từng trải cảm giác đó .
Cô độc . Đó là những lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn
đông người , đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa
cách , đang cùng bạn bè vui đùa mà vẫn thầm tự nhủ : "Nào có ai hiểu
lòng ta" .

Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai ,
kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết nhất . Là khi ta thấy mình như bị
bỏ lại đằng sau trong 1 thế giới đang rộng ra mãi . Là khi ta thấy tràn
ngập trong tâm hồn mình 1 nỗi buồn dai dẳng không tên . Và rất nhiều
khi , chỉ là nỗi buồn vô cớ .

Cô độc là 1 tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách ...
ngủ vùi . Có người cố lấp đầy nó bằng niềm vui ồn ào ở Vũ trường hay
trong những trò Games , cũng có người gặm nhấm nó bằng nước mắt .

Có người thăng hoa vào nghệ thuật . Nhưng cũng có người bị nó bủa vây
không lối thoát , để rồi tìm đến cái chết chỉ vì cảm thấy quá cô đơn .

Ít hay nhiều , khi rơi vào sự cô độc , chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình
là 1 khoảng không đáng sợ , và ta tự hỏi : "Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây ?"

Nhưng , bạn biết không , khoảng trống đó không phải để lấp đầy.. ( *__* )

Bản chất của con người vốn là cô đơn . Đó là sự thật . Tất cả mọi người đều
có lúc cảm thấy cô độc . Cả những người cởi mở , vui tính nhất , hay
những người đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên , vẫn luôn có những
khoảnh khắc không thể chia sẻ cùng ai . Những khoảng trống mà ở đó chỉ
mình ta đối diện với chính ta . Không phải vì chia tay 1 người bạn ,
hay mất đi 1 người thân , hay khi 1 mối tình tan vỡ thì nó mới xuất
hiện . Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi . Luôn luôn ở đó , trong mọi con
người .

Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ Haiku này :

'' Những lỗ trống trong củ sen
Khi ta ăn. Ăn luôn cả nó.''

Bạn thấy chăng ? Những lỗ trống là 1 phần của củ sen , cũng như sự cô độc
là 1 phần của đời sống . Vì vậy , hãy nhìn thẳng vào nó . ĐỐI DIỆN với nó.

Đừng ngại nói : "Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc" nếu bạn muốn được chia sẻ . Nhưng cũng đừng ngại nói "Hãy để tôi 1 mình lúc này" nếu bạn thực sự muốn như vậy . Đừng ngại, vì đó là điều bình thường.Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế . Chỉ khác nhau ở 1 điều: cách chúng ta đối xử với nó .

Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống . Bạn càng muốn trốn chạy thì nó
càng bám đuổi . Bạn càng muốn vùi lấp thì nó càng dễ quay lại vùi lấp
chính bạn . Điều chúng ta nên làm là đừng nên tìm cách lấp đầy khoảng
trống ấy , nhưng cũng đừng để nó lấp đầy chúng ta . Chúng ta chỉ đơn
giản nhận ra sự hiện hữu của nó , và bình tĩnh đối diện với nó.

Người ta gọi tuổi mới lớn là "tuổi biết buồn" . "Biết buồn" tức là đã chạm
ngõ cuộc đời rồi đó . Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của
khoảng trống tâm hồn . Biết buồn là khi nhận ra rằng , có những lúc ,
mình cảm thấy cô độc . Khi đó , hãy dành cho sự cô độc 1 khoảng riêng ,
hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó , như 1 căn phòng trống
trong ngôi nhà tâm hồn .

Mỗi lần vào căn phòng đó , dù tự nguyện hay bị xô đẩy , thì bạn vẫn có thể
điềm tĩnh , tranh thủ khoảnh khắc đó để khám phá bản thân trong sự tĩnh
lặng . Để rồi sau đó , bạn bình thản bước ra , khép cánh cửa lại và trở
về với cuộc sống thường ngày , vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao
giờ thiếu niềm vui .

Và, bạn hãy cùng tôi thử tập sống đời phụng sự tha nhân trong từng hành động nhỏ nhặt, khi ta làm việc lợi ích cộng đồng, cái cảm giác cô độc sẽ biến mất một cái tự nhiên như giọt nước được hòa vào trong đại dương bao la..

Cô độc là sống một mình
Cô đơn ở giữa muôn nghìn.. cô đơn.

May all living Beings always live happily,
Free from animosity.
May all share in the blessings
Springing from the good I have done.

Xứ Cà ri ngày Hạ tháng 4
Bodhgaya monk

- Người tu đạo thì giống như nước



Người tu đạo thì giống như nước

Người tu đạo thì giống như nước, lúc nào cũng có lòng khiêm tốn hạ mình, chẳng tranh công, chẳng tham đức. Chuyện gì tốt thì nhường người khác, việc gì xấu thì mình nhận hết.

Tu hành thì nơi nào mình cũng phải có đạo đức.
Lấy sự không ngăn ngại đạo đức là căn bản của việc trì giới.

Những ai đối với mình không có thái độ từ bi, hoặc không nói chuyện đàng hoàng, đều là thiện tri thức của mình. Nếu bạn có gặp điều nghịch ý mà vẫn nhẫn chịu, tức là gặp chuyện trái ý khó chịu vô cùng mà bạn vẫn có thể an nhiên xử lý thì mới thấy được công phu nhẫn nhục của bạn. Ðừng nên vì một lời nói mà tâm mình liền bị dao động. Nếu bạn tu tới chỗ chẳng bị dao động, rằng có thể nhẫn nại điều người khác khó nhẫn nại, thì đó mới chính thật là công phu chân chính. Nếu chẳng được như vậy, bạn phải làm lại từ đầu.

Vì sao người ta sinh làm người? Bởi vì có ái (lòng yêu đương) nên mới đầu thai vào thế giới năm trược này. Nếu lòng yêu đương ấy mà giảm thiểu thì mình mới sinh tới nơi khác được, ví như cõi Cực Lạc, cõi Lưu Ly hay thế giới khác. Người xưa nói rằng: Ái không nặng, không sinh Ta Bà; Nghiệp chẳng hết, chẳng sinh Tịnh Ðộ.

Tinh tấn là thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Thân tinh tấn thì phải tụng kinh, lễ lạy, tọa thiền, trì chú, nghĩa là cần phải dùng thân thể để tu hành. Tâm tinh tấn thì trong mọi nơi mọi lúc, bạn phải siêng tu giới định huệ, ngừng bặt tham sân si. Ngày cũng tinh tấn mà đêm cũng tinh tấn, lúc nào cũng nhắm về phía trước mà tiến bước, chẳng hề lười biếng.

Ðối với người tu, tinh tấn là yếu tố vô cùng quan trọng. Mình chẳng thể nào không tinh tấn, vì không tinh tấn thì chẳng thể thành Phật. Muốn thành Phật thì phải tinh tấn.

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

- Tôi đang Niệm Chết từng ngày Chính là để SỐNG từng giây nhiệm mầu.



...Cùng thế ấy, cái Già, Bệnh, Chết vẫn không thôi rình rập sau lưng con người, vậy mà ta cứ sống nhỡn nhơ, hờ hững, sống như thể những điều đó không bao giờ sảy đến với ta.. Rồi một hôm, tử thần bất chợt thình lình lao tới, vồ lấy thân phận mình, thế là trở tay không còn kịp nửa!

VỚI GẬY NGƯỜI CHĂN BÒ
LÙA BÒ RA BÃI CỎ
CŨNG VẬY, GIÀ VÀ CHẾT
LÙA NGƯỜI ĐẾN MẠNG CHUNG.

KINH PHÁP CÚ Kệ 135

Tôi đang Niệm Chết từng ngày
Chính là để SỐNG từng giây nhiệm mầu.

Bodhgaya monk
Xứ Cà ri 
Hạ 2013


- QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC



Mời bạn đọc bài này để.. thấy mình hạnh phúc, đọc qua một lần nếu chưa thấy hạnh phúc thì... làm siêng '' tụng '' hằng ngày, bảo đảm bạn sẽ thấy .. khuôn mặt hạnh phúc dần dần lộ ra! ( *__* )

QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC 

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.
Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ.;như ở Mỹ cũng có Homeless vậy. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.
Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.
Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Thầy Trí Siêu