Thursday 12 July 2012

- Mười Điều Tạo Ra Công Đức và Phước Đức


Mười Điều Tạo Ra Công Đức và Phước Đức

1- Tâm cầu đạo, nhiệt thành tinh tấn.
2- Biết hổ thẹn, ghê sợ tội lỗi.
3- Không độc hiễm, thù oán hại người.
4- Không ganh tỵ, đức tánh trong sạch.
5- Không bỏn sẻn, tâm từ quảng đại.
6- Không khinh người, nếp sống đạo đức.
7- Tu đạo hạnh, trau giồi Phật pháp.
8- Làm từ thiện, giúp đời cứu người.
9- Biết hy sinh, vì người quên mình.
10- Hành việc đạo, sáng suốt khôn ngoan.

Nam Mô A Di Đà Phật_()_


- NHỮNG NGÀY PHẬT TỬ CẦN NHỚ ( Theo Âm Lịch)


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NHỮNG NGÀY PHẬT TỬ CẦN NHỚ ( Theo Âm Lịch)

Tháng 1: Ngày 1 ngày vía Phật Di Lặc.( ngày
Xuân Di Lặc)
Tháng 2:
Ngày 8. Phật Thích Ca xuất gia.
Ngày 15. Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.
Ngày 19.Vía. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngày 21. Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
Tháng 3:
Ngày 16. Vía Chuẩn Đề Bồ Tát.
Tháng 4:
Ngày 4. vía Đức Văn Thù Bồ Tát.
Ngày 15. Phật Thích Ca Sinh nhật( Phật Đản).
Ngày 20. Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp Thiêu thân.
Tháng 6:
Ngày 19. Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tháng 7:
Ngày 13. Vía Đức Bồ Tát Đại Thế Chí.
Ngày 15. Lễ Vu Lan.
Ngày 29. Vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tháng 9:
Ngày 19. Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngày 29. Vía Đức Phật Dược Sư Lưu Ly
Quang Vương Phật.
Tháng 10:
Ngày 5. Vía Tổ Sư Đạt Ma.
Tháng 11:
Vía Phật A DI ĐÀ.
Tháng 12:
Ngày 8. Phật Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo.

Ghi chú :
*Phật Thích Ca có ba ngày cần nhớ là:
.8/2. Ngày xuất gia,
15/2 ngày Nhập Niết Bàn 
và 15/4 ngày Phật Đản.
* Bồ Tát Quán Thế Âm có ba ngày Vía là:
19/2 ,19/6 và 19/9.





- KHÔNG HIỂU BIẾT NHƯNG CÓ THỰC HÀNH 
& CÓ HIỂU BIẾT NHƯNG KHÔNG THỰC HÀNH.

Có một bà già không hiểu biết gì nhiều nhưng có thực hành. Đối với bà, một chữ cũng không biết, cái gì cũng không hiểu. Chỉ có lòng tin và tâm nguyện niệm Phật cầu vãng sinh Tây phương. Suốt ngày chỉ biết thầm niệm một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Hạng người này sẽ sớm bước lên đài sen về Cực Lạc, một đời thành tựu không sao kể xiết. Đây là người mẫu mực tu hành niệm Phật của chúng ta.

Có những người trình độ hiểu biết rất cao nhưng không chịu thực hành. Tuy nhiên, họ có sự biện tài vô ngại. Ba tạng kinh điển họ tụng thuộc làu, nhưng lại không bao giờ chịu niệm Phật hoặc chú trọng hành trì thực tiễn một pháp môn nào. Hạng người này hơn 99% lọt vào vòng luân hồi. Tất cả sự nỗ lực một đời của họ chỉ uổng công vô ích. Điều này, người học Phật niệm Phật phải chín chắn xem xét lại!

HT Tịnh Không

- VÌ THƯƠNG, VÌ GHÉT


Khi bạn im lặng, 
những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết lắng nghe, 
những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn khinh người.

- Khi bạn nói,
những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết chia sẻ,
những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn nói nhiều.

- Khi bạn nói về những điều to lớn,
những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn đang truyền cho họ cảm hứng,
những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn đang “nổ”.

- Khi bạn nói về những điều rất đời thường,
những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn giản dị,
những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn tầm thường.

- Khi bạn hy sinh,
những người yêu thương bạn sẽ nói “cảm ơn”,
những kẻ ghét bạn sẽ nói “đạo đức giả”.

- Khi bạn sống thật,
những người yêu thương bạn sẽ tha thứ và yêu thương bạn nhiều hơn,
những kẻ ghét bạn sẽ lại càng căm ghét bạn hơn.

- Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình. Hãy sống với Chân tâm, sống tử tế và biết người, biết ta là được. Đừng cố uốn mình theo ..''những con mắt trần gian'' đeo cặp kính màu, điều đó sẽ làm cho bạn không còn là bạn nữa.

Khi thương nước đục cũng trong
Khi ghét nước sạch giữa dòng cũng dơ... Hơ hơ hơ.. (*___*)

Vô Vi

- BIẾT SỐNG TÙY DUYÊN


Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác. Ta đừng quên khi một việc được tựu thành thì phải hội tụ hàng triệu nhân duyên, nên chỉ cần thiếu một duyên thì nó cũng có thể không thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình nên làm gì và không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu sớm tan biến đi.

Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Có những duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. Đó chỉ là nói trong phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn xảy ra với vạn vật trong khắp vũ trụ. Cho nên bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi.

Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, cón khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ. 

Nhưng chưa hẵn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên dẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Do đó, ta không cần phải khẩn trương thay đổi những nhân duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để tạo ra những nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự thật khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là quan trọng những giá trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, thong dong tự tại.(*___*)

TG: Già như trái cà.


- Tâm yêu thương tu bằng cách nào?



Nếu chúng ta không muốn đọa địa ngục thì phải tu tâm từ bi, tâm yêu thương.

Tâm yêu thương tu bằng cách nào ? Mỗi người ở thế gian này đều có vật mà trong lòng bạn yêu thương, bạn thử nghĩ xem, ngay trong một đời này, việc gì là khiến cho bạn yêu thương nhất? Bạn đem lòng yêu thương này mở rộng yêu thương tất cả chúng sanh, đây chính là đại từ đại bi. Đem tâm yêu thương này mở rộng thì sân hận liền tiêu trừ.

Nếu như trong lòng thường hay nhớ đến những việc không vui như người đó đắc tội với ta, người này ta vẫn chưa báo thù, ngày ngày khởi lên ý niệm này. Ý niệm này là không tốt, ý niệm này là oan oan tương báo không hề kết thúc, hơn nữa ý niệm này là nghiệp nhân của địa ngục, một ý niệm rất không tốt. Tại vì sao không nghĩ tốt cho người nhiều một chút, thấy nhiều việc tốt của người khác làm? Đem ý niệm này chuyển đổi lại thì liền tiêu được tội nghiệp của địa ngục, cho dù có nghiệp nhân, duyên không có thì sẽ không đọa địa ngục.

HT. Tịnh Không

- Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây mình phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết- Con đường ấy Chính Là Niệm Phật A Di Đà.


Hòa Thượng Quảng Khâm

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật 
Nam Mô A Di Đà Phật 

__(())__



-Tâm là một mảnh vườn
Tư duy.. là hạt giống.
Này bạn, thích trồng hoa
Hay trồng loài cỏ ống ?

(*__*) 


- Chìa khóa niềm vui


Chìa khóa niềm vui

Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không mở miệng. 

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi “ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không”?

Anh bạn nói “cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.

Sydney Harries lại hỏi tiếp “như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ”?

Người bạn trả lời: “tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?

Một người biết nắm chặt chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác quản lý.

- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

- Một người mẹ khác thì nói “con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.

- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói “công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,…!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

- Bà cụ kia than thở “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.

- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên “thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, …”

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác đến khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con …và anh/ chị/con… phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.

Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình ,như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?
Đang nằm trong tay người khác phải không?
Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!!

Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.

Tỉnh Thức

- Khổ tận, Cam lai


Khổ tận, Cam lai

Thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…

Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ. Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong phòng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hãy mang cho ông một thau nước một bồn lửa, một bồn bùn đất và một bồn trống. (gio')

Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn: Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…

Thiền sư Diệu Không bảo thần thức của thiền sư Vô Căn: Ông ở trong bùn.
Thần thức thiền sư Vô Căn liền lao xuống bùn tìm kiếm. Một lát sau thần thức thiền sư Vô Căn trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi mà không có Tôi trong bùn.

Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào thau nước nói: Ông ở trong nước.
Thần thức thiền sư Vô Căn lẩn vào trong nước tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có Tôi trong nước.

Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào bồn lửa nói: Ông ở trong lửa.

Thần thức thiền sư Vô Căn lao vào trong lửa tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có Tôi trong lửa. Lúc này thiền sư Diệu Không chỉ tay vào hư không nói: Ông ở trong hư không.

Thần thức của thiền sư Vô Căn bay vào trong hư không tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm Tôi khắp nơi trong hư không mà vẫn không tìm được Tôi.

Khi ấy thiền sư Diệu Không lại nói: Ông là người có đầy đủ thần thông, thần lực, an nhiên tự tại đi và đến khắp mọi nơi mọi chổ từ bùn đến nước, từ nước đến lửa, từ lửa đến hư không như thế thì lý do gì mà ông cứ phải dính mắc với cái thân thể hôi dơ đó chứ.

Nghe xong, thần thức của thiền sư Vô Căn liền tĩnh thức và kể từ đó không còn ai nghe tiếng thở than tìm kiếm nhục thân thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn.”

(Trích theo một truyện thiền của Nhật)

SUY NIỆM : 

Tứ đại, Ngũ uẩn có '' ta '' không? 
- Không
Thế tại sao bạn lại tự làm mình đau khổ ???
Mọi khổ đau căn nguyên từ chấp ngã. BUÔNG CHẤP NGÃ thì Khổ tận, Cam lai. Như là giờ phút thần thức thiền sư Vô Căn được thiền sư Diệu Không giúp cho tỉnh thức.

Thầy Cà ri lạm bàn .. (*___*)


- Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?


Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Từ Đạo Tâm


Wednesday 11 July 2012

- TRỌN MỘT NGÀY LÀNH


TRỌN MỘT NGÀY LÀNH

- Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi SÁNG, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. 

- Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi TRƯA, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp. 

- Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi CHIỀU, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.

Vầng sao lành, điều lành Rạng đông lành,dậy lành Sát-na lành,
thời lành Cúng dường bậc Phạm hạnh. THÂN nghiệp chánh,
LỜI chánh, Ý nghiệp chánh, nguyện chánh, làm các điều chơn chánh thì được lợi an lạc lớn mạnh trong Phật giáo & không bệnh, an lạc cùng tất cả bà con.

Namo Buddhaya

(Tăng Chi Bộ Kinh)

___((()))___

- Cầu Nguyện


Cầu Nguyện

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

Suy nghĩ : Cầu nguyện giúp tâm hồn trở nên Khiêm tốn.

Namo Buddhaya

___(())___



- Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên quá lệ thuộc và dính mắc vào nó vì hội ngộ và chia ly là bản chất, là lẽ tất nhiên của đời sống. Khi vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui này không miên viễn trường tồn. Khi đau khổ, bạn nên tự nhủ rằng nỗi đau này cũng không còn mãi. Giữa các phạm trù đối lập như được mất, buồn vui, bạn luôn tự nhắc mình như thế thì sẽ sống thanh thản giữa '' hai miền mưa nắng '' cuộc đời (*__*)

Namo Buddhaya

HAVE A NICE DAY CẢ NHÀ
Thầy Cà ri
 


-“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi... tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày...”

__(())__

- DẤU CHẤM ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG


Namo Buddhaya

DẤU CHẤM ĐEN TRÊN TỜ GIẤY TRẮNG 

Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mảnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ, hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tĩnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.

Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên. Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. 

Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực. Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:

- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?

- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu !

- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên

- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ. Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: 

- Để Thầy chỉ cho con điều này .

Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:

- Con có thấy gì không?

Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:

- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ.

Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè?

Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại

Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:

- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm? 

Tôi lặng im không nói được lời nào.

Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ! Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.

Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó... 

__(())__

T Từ Duy


- Sao Không Tìm Chính Mình, Đi Tìm Đâu Chi Nữa ?


Sao Không Tìm Chính Mình, Đi Tìm Đâu Chi Nữa ? 

(Truyện tích Phật giáo) 

Khi Phật còn tại thế, vào mùa hè có các chàng thanh niên rủ nhau vào rừng nghỉ mát. Họ đem theo đờn, sáo và thức ăn vào rừng ca hát, ăn uống. Người có vợ dẫn vợ theo, người không có vợ thì dẫn bạn gái theo. Có một chàng trai dẫn theo một cô gái làng chơi. Sau khi ca hát ăn uống, họ ngủ quên. Cô gái làng chơi lấy nữ trang, quần áo, và chuồn mất. Đến khi thức dậy, thấy mất cô gái và mất số đồ quý giá, họ liền đi tìm kiếm và tình cờ họ gặp đức Phật đang tọa thiền.

Họ hỏi, “Phật Sa môn Cù Đàm có thấy một cô gái đi ngang qua đây không?”

Đức Phật trả lời và hỏi, “Các anh cầm cái gì thế?”

Một người trả lời, “Đây là cây sáo.” 

Phật bảo đưa cho ngài. Ngài bắt đầu thổi những tiếng sáo du dương trầm bổng, có lúc cao vút đến chin tầng mây, khiến cho người nghe tưởng mình đang bước vào chốn cung tiên. Thổi xong, Phật trả sáo và nói, “Các anh nên tìm chính các anh, hay lại đi tìm cô gái ấy?” Các thanh niên nghe không hiểu và thỉnh Phật giải thích.

Nhân đó, Phật thuyết pháp: “Các anh tìm cô gái ấy là chạy theo sắc trần bên ngoài, sẽ làm cho tâm trí các anh mờ tối, điên đảo, tạo nghiệp bất thiện, chịu quả báo luân hồi khổ đau. Chi bằng các anh tự xoay lại đi tìm bản lai diện mục, Phật tánh, trí tuệ giác ngộ của chính mình thì các anh sẽ được giải thoát, chứng được niết bàn an lạc, hạnh phúc miên trường.”

Sau khi nghe Phật dạy, các thanh niên đắc pháp nhãn tịnh và xin xuất gia học đạo.

Namo Buddhaya

__(())__


- Dụng TÂM Niệm PHẬT


Dụng TÂM Niệm PHẬT

Tu sai phương pháp thì vừa tốn công sức, vừa không có hiệu lực, không những không có hiệu lực, lợi ích mà còn luống ưởng công phu. Ấy là do nơi mình chưa thông thấu, chứ không thễ đổ thừa cho Phật pháp không mang lại kết quả.

Niệm Phật chính là TÂM NIỆM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆNG NIỆM. ( Miệng niệm suông )

Niệm Phật là trong tâm lúc nào cũng tưởng-nghĩ-nhớ tới Phật, tất cả đều nhứt tâm hướng về Phật mới gọi là niệm Phật. Còn miệng là dùng để nói, kêu, gọi… Phật, chuyên môn hơn một chút gọi là miệng XƯNG DANH PHẬT. Cho nên mới có danh từ là Xưng Niệm. Xưng thuộc về miệng, niệm thuộc về tâm, lâu ngày mình cứ gọi chung là niệm Phật cho đơn giản, chứ thực ra MIỆNG XƯNG LÀ ĐỂ NHẮC CHO CÁI TÂM NIỆM PHẬT. Vì cái tâm cứ chạy rông cho nên cái miệng phải xưng A-di-đà Phật cho lớn để kéo cái tâm về, để chuyển hóa hoàn cảnh, chuyển phiền não thành ra A-di-đà Phật.

Hễ cái tâm càng xao lãng thì niệm càng lớn để đánh thức, đó là phương tiện để đánh thức cái tâm. Khi đã thức tỉnh rồi thì tất cả những thứ gì làm tâm mình bị chi phối phải quên đi, bỏ đi chỉ còn tâm thanh tịnh với câu niệm Phật. Nếu TÂM phan duyên hết chuyện này đến chuyện nọ, TÂM không gắn liền với NIỆM thì cho dù miệng có kêu “A-di-đà Phật” đến khan cổ bể hầu cũng chỉ là vô ích mà thôi!

Nam Mô A Di Đà Phật

__(())__


- Viên '' thạch hận ''


Viên '' thạch hận ''

Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: " Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi ".

Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. 

Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất tự nhủ: " Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, hắn còn đau hơn là bị ném đá, giờ hắn cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta ".

Hòn đá từ tay người hành khất rơi xuống đất lúc nào không hay!

- Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất. 

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ tát.

__(())__


- QUÁN CHIẾU TÂM VÔ THƯỜNG


QUÁN CHIẾU TÂM VÔ THƯỜNG

Quán chiếu là xem xét phân tích kỹ những vấn đề đang diễn tiến. Tâm vô thường là cái tâm hay biến đổi từ ý nghĩ, từ tạp niệm khởi lên. Chúng luôn liên tục xuất hiện, hết cái này đến cái khác, cho nên gọi là tâm vô thường. Cái tâm con người diễn tiến qua thất tình là: hỷ, nộ, ái , ố, cụ, ai, dục. 

- Hỷ: là mừng, khi chúng ta được điều gì mà mình thích gọi là hỷ, tức là mừng.

- Nộ: là giận, khi trái ý sanh bực tức nổi cơn giận gọi là Nộ.

- Ái: là yêu thích, như mẹ thương con gọi là mẫu ái tử. Hay là trai gái yêu nhau cũng gọi là ái như Tình Ái.

- Ố: là ghét. người ta thường ghét những gì mình không thích, hay là ghét cái người thường làm mình khổ, thường làm cho mình khó chịu. Trong nhân gian có câu:
'' Thấy mặt kẻ thù như kim châm vào mắt
Ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai''.

- Cụ: là sợ , Người ta thường sợ khổ, sợ đói, sợ già, sợ bệnh, sợ chết v. v.

- Ai: là buồn,. khi bị mất đi cái gì mình thích, hay là phải xa cách người thân. Nỗi buồn này xuất phát nhiều nhất là do mình yêu thích hay là thương người nào, nhưng người đó đã ra đi không còn để mình thương, gọi là: ai bi. Thất vọng hay thất tình, mất ăn mất ngủ cũng là trạng thái ai bi.

- Dục: là ham muốn, người ta có nhiều ham muốn, như muốn giàu , muốn đẹp, muốn được bình an, muốn công việc của mình mau thành tựu, muốn đậu được cái bằng cấp này , muốn được chức vụ kia...v.v.

Đó là bảy thứ trạng thái hay biến đổi trong mỗi người chúng ta. Tâm chúng ta luôn thay đổi, hay có những tạp niệm, những mong muốn , những ý nghĩ diễn tiến liên tục. Đôi khi chúng ta không ý thưc
chạy theo những vọng niệm đó rồi từ đó sanh ra khổ, vui, thương, ghét, giận, hờn.

Namo Buddhaya .

(Chia sẻ from Th Từ Duy)

- TẬP NHẸ NHÀNG NHƯ CHIẾC LÁ


TẬP NHẸ NHÀNG NHƯ CHIẾC LÁ 

- Có một chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: “Thưa sư phụ, có những lúc con tưởng chừng như cuộc sống và con người muốn nhận chìm con, vậy những lúc như thế con phải làm gì ạ?” 

- Vị thiền sư không nói gì, đi lấy 2 cái thùng, một thùng có nước và một thùng trống không, rồi người thả chiếc lá vào cái thùng không đó, đoạn người xách chiếc thùng đầy nước kia từ từ đổ vào cái thùng có chiếc lá. Chiếc lá bị nước đổ vào cuốn xoáy trong nước, nhiều lần cứ lặn hụp như thế, nhưng khi nước đã đổ vào đầy hết, thì chiếc lá vẫn lặng lẽ trôi ung dung trên mặt nước. 

- Rồi người chỉ vào chiếc lá trong thùng nước và ôn tồn nói: "Con thấy đấy, nếu con biết thả tâm của mình nhẹ nhàng như chiếc lá này, thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến đâu cũng không thể nào nhận chìm con được.”

Hóa thành một chiếc lá rơi
Sống mà được thế thảnh thơi, nhẹ nhàng.. 

(*__*)


- ''Mỗi người chúng ta là một kiến trúc sư của đời mình.''


'' Mỗi người chúng ta là một kiến trúc sư của đời mình.''

Chuyện NGƯỜI THỢ XÂY.

Người thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợgiỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.

Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”

Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.

LỜI BÌNH:

Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta. Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó. Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn.

(ST)


- XA & GẦN


XA & GẦN

Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:

- Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau?
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:

- Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:

- Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe?

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.

Sau cùng ông bảo:

- Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.

Ngưng một chút, ngài lại hỏi:

- Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…

Rồi ngài lại tiếp tục:

- Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì.

Ngài kết luận:

- Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về nữa!

PS: Cảm ơn thầy T Duy đã gửi cho mẫu chuyện ý vị này ạ (*__*)


- Ông Trưởng Giả Mê Tín


Ông Trưởng Giả Mê Tín

Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả mê tín. Sáng hôm ấy, Phật biết ông trưởng giả này đến thời kỳ được độ. Phật đắp y, trì bát, hướng về nghĩa trang.

Sáng sớm ngày hôm ấy, ông trưởng giả sai gia nhân lấy hai cái áo dài bị chuột cắn đem bỏ ngoài nghĩa trang. Lúc ấy, Phật cũng vừa tới nơi, Phật lấy hai cái áo dài bị chuột cắn đem về.

Gia nhân thấy vậy, về thưa với ông trưởng giả. Ông trưởng giả sợ Phật bị tai họa, nên ông liền đến chốn Phật, bạch rằng, “Bạch đức Thế Tôn, nếu đức Thế Tôn cần áo dài thì con cúng áo dài mới cho Ngài, chớ hai cái áo dài đó bị chuột cắn, xui xẻo lắm! Xin đức Thế Tôn bỏ đi.”

Đức Phật dạy, “Trong các thứ độc hại, tam độc (tham, sân, si) là hơn hết. Nhưng tam độc đã đoạn trừ, thì đâu còn xui xẻo nào nữa.

- “Người bị xui xẻo tai họa là do kiếp trước và kiếp này làm ác, nên bị quả ác xui xẻo, tai họa. Nếu người làm lành thì không bị xui xẻo, tai họa. Họa hay là phước là do mình tự tạo rồi mình phải tự chịu lấy phước hay họa. Chớ không phải chuột cắn áo mà xui xẻo tai họa.”

Sau khi Phật thuyết pháp cho ông nghe, ông đắc được chánh kiến và quy y, thọ ngũ giới, làm Phật tử tại gia.

- Người tu cần phải biết
Chánh tín là đứng đầu.
Nếu tin theo tà kiến,
Khổ não càng thêm sâu.

Người không hiểu giáo pháp khi làm điều càn quấy, họ thường nhìn quanh để xem có ai thấy không. Nhưng nghiệp của chúng ta luôn luôn theo dõi ta. Không thể nào thoát quả của nghiệp.

(TS. Ajanh Chah)


- NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ!


NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ!

Có những món quà bạn không cần phải mua nhưng lại vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn lao khi bạn trao tặng cho bạn bè, người thân và cho cả chính bạn...

Món quà của SỰ LẮNG NGHE.

Hãy thật sự lắng nghe, chia sẻ những nỗi đau, tâm sự vui buồn cùng người khác. Hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà bằng tất cả tấm lòng.

Món quà của SỰ QUAN TÂM.

Hãy dành thời gian để quan tâm đến người thân, bạn bè đồng nghiệp, xem những vấn đề của họ như là của chính bạn. Hãy để mọi người cảm nhận tình cảm của bạn qua những hành động bạn thể hiện hàng ngày. 


Món quà từ SỰ TRÌU MẾN:

Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

Món quà từ NHỮNG NỤ CƯỜI.

Nụ cười là một ngôn ngữ không lời nhưng có khả năng lan tỏa sức mạnh đến người khác nhanh nhất. Một nụ cười làm niềm vui nhân đôi, làm nỗi buồn trở nên nhẹ bỗng. Hãy trao tặng nụ cười cho tất cả những người xung quanh.

Món quà từ SỰ GIÚP ĐỠ:

Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.

Món quà của NHỮNG LỜI KHEN TẶNG.

Những câu nói giản đơn nhưng chân thành như “Hôm nay trông bạn thật rạng rỡ!”, “ Bạn làm việc đó thật tốt”, hay “Bữa ăn hôm nay thật tuyệt vời!”… sẽ tạo thêm niềm vui và phấn chấn cho người khác. 

Món quà của SỰ SÁNG TẠO.

Mỗi ngày hãy thực hiện một điều bất ngờ nho nhỏ cho bạn bè và gia đình. Chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được những điều bất ngờ thú vị từ họ.
Món quà của SỰ TĨNH LẶNG.

Là những khoảnh khắc bạn thực sự chỉ muốn yên lặng một mình. Hãy trân trọng thời khắc quý báu này và trao món quà của sự tĩnh lặng cho người khác đúng lúc.

Món quà của SỰ TRI ÂN.

Những lời đơn giản nhất để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm, chia sẻ của người khác chính là “Chào bạn!” và “Cảm ơn” cùng nụ cười chân thành…

Món quà từ NHỮNG MẨU GIẤY VIẾT TAY:

Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”. Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.
Khi bạn trao tặng những món quà này cho bất kỳ ai cùng với một ánh mắt khích lệ chính là tấm chân tình của bạn, chắc chắn chúng sẽ trở thành những món quà vô giá, cho người nhận và cả cho người trao tặng!

Chia sẻ from Th Từ Duy .


- Lời Từ Trái Tim


Lời Từ Trái Tim

- Niềm tin suông không khiến bạn trở thành người tốt hơn, chính sự thực hành ( hành vi ) của bạn làm nên điều đó.

- Tu tập sẽ không nghĩa lý gì nếu bạn không có lòng Từ bi.

- Thiền định sẽ không nghĩa lý gì nếu bạn không nhận ra lầm lỗi của mình.

- Tinh tấn thực hành Pháp sẽ không nghĩa lý gì nếu bạn không có lòng khiêm hạ.

- Chướng ngại sẽ không nghĩa lý gì nếu bạn có sự hộ trì của Tam Bảo.

Hãy quán chiếu về những điểm trên. Hy vọng chân thành nhất của tôi là giáo lý chạm tới được tất cả các bạn và các bạn đang áp dụng giáo lý một cách phù hợp. Nếu không, dù nghĩ rằng bạn đang đi trên con dường tâm linh nhưng kì thực bạn đang lãng phí thời gian của mình đó thôi.

Nammo Buddhaya

___(())___


- '' Tình Bạn '' chân chính nhất .




'' Tình Bạn '' chân chính nhất .

Chẳng sớm thì muộn, các con sẽ phải rời xa những người bạn dù là thân thiết nhất. Nhưng một người sẽ không bao giờ rời bỏ con, dù có thể con chẳng bao giờ biết về sự tồn tại của người đó. Đó là Phật tính, giác tính thanh tịnh. Con bắt đầu khám phá ra nó bằng cách lắng nghe giáo lý của một đạo sư tâm linh. Mối quan hệ sẽ sâu sắc khi con vun bồi thiền tĩnh lặng và tuệ giác. Cuối cùng, con sẽ phát hiện ra rằng '' người đó '' luôn ở gần con và luôn ở bên con. 

Đây là tình bạn chân chính nhất mà con có thể bồi đắp.

Dilgo Khyentse Rinpoche