Wednesday 24 October 2012


- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau,
bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó.

- Nếu bạn có thể, thì không có gì phải lo lắng về nó.
Nếu bạn không thể làm gì được, lại càng không nên lo lắng về nó nữa.

DalaiLama

__(())__



- Cảnh giới cao nhất của tu tập là NGỘ.

- Cảnh giới cao nhất của con người là XẢ BỎ.

- Cảnh giới cao nhất của cuộc sống là AN VUI.

- Cảnh giới cao nhất của tu hành là VÔ VI (Vô sở đắc).

- Cảnh giới cao nhất của giao hữu là CHÂN THÀNH.

- Cảnh giới cao nhất của nhân sinh là TĨNH TẠI.

- Cảnh giới cao nhất của tình yêu là CHO ĐI.

Namo Buddhaya

__(())__ 

- "Có đi chung với nhau lâu đâu!"


"Có đi chung với nhau lâu đâu!"

Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt: 

Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi mình. Cô mỉm cười và trả lời: 

"Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi." 

Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!" 

Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu. 

Có ai làm mình tổn thương? 
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu! 

Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình? 
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu! 

Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu! 

Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược nhưng đồng nghĩa với cao cả. 

Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được. 

Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu! 

Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không! 

VẬY HÃY BÌNH TĨNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM! 


__(())_


- Sao ta phiền muộn?


Người ta thường phiền muộn vì những chuyện nhỏ mọn không đâu.
Sự phiền muộn không phải tự ở sự vật mà do cách người ta nghĩ về sự vật. Như cái chết tự nó không là gì hết, khi chết ta đâu còn biết gì nữa, nhưng vì người ta nghĩ đến chết thật ghê sợ nên sợ hãi. Thế thôi! - Người bình thường nghe tiếng sấm thì sợ, nhưng với người điếc họ có nghe thấy gì đâu. Điếc không sợ sấm là thế. Cổ ngạn có câu: "Mặt trời không có đối với kẻ đui, sấm sét không có đối với người điếc”. Vậy thì, chúng ta cứ làm như người điếc thì không còn sợ sấm sét nữa. (*__*)

Do đó mỗi khi chúng ta buồn bực, bối rối, phiền não, chúng ta đừng trách ai, chỉ tự trách mình, nghĩa là trách sự suy nghĩ chưa rốt ráo của chúng ta mà thôi. 

Nếu ai cũng biết thản nhiên, bình tâm mà suy xét thì sẽ thấy những việc xảy đến cho mình, hết chín phần mười là không đáng bận lòng. Sự vật như mảnh gương trong, nếu mình cười, thì nó cười lại , nếu mình khóc, thì nó khóc theo. 

Người đánh ta làm ta giận, là tại người hay tại ta?
Nếu ta biết người đánh ta là người điên, ta có còn giận người ấy nữa không?

Làm nhục mình, không phải là kẻ chửi mình, đánh mình, nhưng là tự mình nghĩ rằng nó làm nhục mình. Có kẻ nào làm cho mình giận dữ thì phải biết rằng chính mình làm cho mình giận dữ đấy thôi. Người ta chỉ muốn sống trong yên ổn thường tìm sự yên ổn để sống. Trong cảnh yên ổn thì dễ giữ tâm bình thản, nhưng khi gặp cảnh không yên ổn thì hốt hoảng, mất hồn.

Biết sống trong cảnh thường mà không biết sống trong cảnh biến động, người thế ấy không bao giờ có được sự bình an.

Namo Buddhaya 

__(())__



- Nếu tôi chọn suy nghĩ hạnh phúc,
tâm trạng của tôi sẽ hạnh phúc sướng vui.
Nếu tôi chọn suy nghĩ tiêu cực,
tâm trạng của tôi sẽ trở nên tồi tệ.
Suy nghĩ của tôi tạo ra tâm trạng. Đơn giản là thế. 

- Một ngày qua là một ngày bạn mất đi,
nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Sự được, mất này phụ thuộc hoàn toàn vào cách nghĩ của bạn đấy thôi!

'' Mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui, chọn những bông hoa & những nụ cười..'' (*___*)

HAVE A NICE DAY .
__(())__


- Hãy trở thành bạn tốt của chính mình.


Mỗi ngày hãy dành thời gian ngồi im lặng, thực hành tâm linh.
Hãy hành thiền mỗi ngày, học giáo lý của đức Phật và dành thời gian cho riêng mình để quán chiếu về cuộc đời của bạn. Quán sát tư tưởng của bạn và tập phân biệt rõ ràng những tư tưởng có ích và thực tế, khỏi những tư tưởng tai hại và không thực tế. Hãy hiểu những suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra các cảm xúc như thế nào. Hãy tạo không gian để chấp nhận và hàm ân bản thân như nó đang là. 

Bạn không cần phải là người hoàn hảo, là loại số một mà bạn nghĩ mình phải là. Bạn có thể buông thư và tự là mình với tất cả những rối rắm của một chúng sanh như bạn đang là. Sau đó, bạn có thể đào sâu vào các khả năng của mình và tháo mở tất cả mọi cánh cửa để giúp bạn hiểu bản thân hơn. 

Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp để chế ngự phiền não, chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực và diệt trừ tà kiến. Bạn có thể nghiên cứu các phương cách này và tập làm thế nào để đem chúng vào tâm mình, làm thế nào để sửa đổi tâm để nó trở thành trong sáng hơn, bình lặng hơn, và làm thế nào để mở tâm từ đến với bản thân cũng như đến với người khác. Trong quá trình làm việc này, bạn sẽ trở thành bạn tốt của chính mình.

Namo Buddhaya 

___(())___


- 25 BÀI HỌC TUYỆT VỜI DÀNH CHO CHÚNG TA.


Namo Buddhaya 


Dưới đây là 25 bài học của Đức Phật có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn: 

01. TÌNH THƯƠNG CÓ THỂ HÀN GẮN MỌI THỨ ..
"Hận thù không thể chấm dứt bởi hận thù, chỉ có tình yêu mới đoạn dứt được sự thù hận. Đây là quy luật muôn đời."

02. NGƯỜI TA CÔNG NHẬN BẠN KHÔNG VÌ LỜI NÓI SUÔNG MÀ NHỮNG GÌ BẠN LÀM.
"Một người sử dụng nhiều ngôn từ không được gọi là thông thái; nhưng nếu anh ta biết sống với người khác trong tinh thần hoà ái và vô uý, anh ta mới thật sự là người thông thái. "
“ Con chó chẳng được khen hay vì tiếng sủa. Con người không thể được khen giỏi vì nói hay.”

03. CHÌA KHOÁ CỦA SỨC KHOẺ LÀ BIẾT SỐNG TRỌN VẸN CHO NHỮNG PHÚT GIÂY HIỆN TẠI.
"Đừng hoài niệm quá khứ, đừng mơ mộng tương lai, hãy biết tập trung sống trong hiện tại."
"Một thân tâm khoẻ mạnh không than khóc cho quá khứ, không lo lắng về tương lai, nhưng là biết sống với giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc."

04. NGƯỜI BIẾT NHÌN VÀO BÊN TRONG LÀ NGƯỜI TỈNH THỨC.
"Con đường tỉnh thức không ở trên trời mà ở trong trái tim."

05. SỨC MẠNH CỦA NGÔN TỪ.
"Ngôn từ có năng lực vừa huỷ diệt vừa hàn gắn. Những lời nói chân thành và đúng đắn có thể làm thay đổi thế giới."

06. CÁI GÌ CHO ĐI MỚI THẬT LÀ CỦA BẠN.
"Bạn chỉ mất đi những gì bạn cố bám vào."

07. CHẲNG CÓ AI ĐI THAY CON ĐƯỜNG DÀNH CHO BẠN.
"Không ai có thể gánh nghiệp của chúng ta ngoài chúng ta. Không ai có thể và không ai có khả năng đi thay con đường mà mình buộc phải đi."

08. KHÔNG BAO GIỜ THIỆT THÒI DO PHẢI SẺ CHIA HẠNH PHÚC.
"Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng từ một ngọn nến duy nhất, và đời sống của ngọn nến này cũng chẳng bị rút ngắn lại. Hạnh phúc cũng thế, chẳng bao giờ giảm đi do bạn sẻ chia. "

09. HÃY TỬ TẾ VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ..
"Hoà nhã với người trẻ, nhân ái với người già, đồng cảm với người có ý chí phấn đấu, khoan dung với kẻ yếu đuối và lỗi lầm. Vì trong cuộc sống, có lúc bạn cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh tương tự. "
"Hãy từ bi đối với tất cả chúng sanh, giàu và nghèo đều cư xử như nhau; vì mỗi người đều có nỗi khổ của họ, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. "
" Hãy chia sẻ ba chân lý này cho tất cả chúng sanh: Sống với một con tim độ lượng - Nói những lời nói tử tế - Sống tận tuỵ và từ bi. Chúng sanh có thể đổi mới thế giới này.”

10. ĐỪNG VỘI TIN VÀO BẤT CỨ ĐIỀU GÌ QUA NIỀM TIN CỦA KẺ KHÁC.
"Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ đơn giản là vì bạn đã nghe nó. Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ đơn giản vì nó được bàn tán qua nhiều người. Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ đơn giản vì nó đã được được viết vào sách tôn giáo. Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ đơn giản là quan điểm của các vị thầy và những người lớn tuổi hơn bạn. Đừng vội tin vào những kinh sách bởi vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng sau khi quan sát và phân tích kỹ lưỡng, đã tìm thấy những gì hợp lý và hữu ích cho bạn và cho người khác thì hãy chấp nhận và sống theo nó. "

11. THẾ GIỚI DO TÂM TẠO.
"Tất cả những gì chúng ta có là kết quả do tâm mình kiến tạo dựa vào những suy nghĩ của chúng ta. Ai nói hay nhưng hành động xấu xa, khổ đau sẽ đeo bám họ như chiếc bánh xe theo sau cổ xe ngựa.... Ai nói hay nhưng hành động với tâm phúc đức, hạnh phúc sẽ theo họ như cái bóng và sẽ không bao giờ rời bỏ họ. "

12. TINH THẦN VÔ UÝ ..
"Toàn bộ bí quyết của sự tồn tại là vô uý. Đừng sợ hãi những gì sẽ xảy đến với bạn, đừng bị lệ thuộc vào một ai. Chỉ có khi nào bạn biết từ chối tất cả sự giúp đỡ của người khác là khi ấy bạn mới thực sự được tự do. "

13. SỰ HIỂN LỘ CỦA CHÂN LÝ..
"Có ba điều không thể bị che dấu lâu dài: mặt trời, mặt trăng, và sự thật."

14. BẠN KIỂM SOÁT TÂM TRÍ HAY TÂM TRÍ KIỂM SOÁT BẠN.
"Muốn có sức khoẻ tốt, có hạnh phúc thật sự cho gia đình, bình an cho tất cả mọi người, đầu tiên chúng ta phải nghiêm khắc kiểm soát tâm trí . Nếu một người có thể kiểm soát tâm trí mình, người ấy có thể tìm ra con đường giác ngộ, sau đó tất cả sự thông thái và nhân đức sẽ đến với người ấy một cách tự nhiên. "
“ Tâm trí của chúng ta là kẻ thù của chúng ta, nó sẽ dẫn chúng ta vào con đường độc ác."

15. HOÀI NGHI GÂY CHIA RẺ, LÒNG TIN TẠO SỰ ĐOÀN KẾT.
"Không có gì đáng sợ hơn với thói quen của sự nghi ngờ. Nghi ngờ làm chia rẻ tình người. Nó là một độc chất huỷ hoại tình bạn và phá vỡ mối quan hệ nồng ấm. Nó như một cái gai nhọn đâm vào da thịt; là một thanh gươm có thể giết chết người. "

16. KHÔNG AI XỨNG ĐÁNG HƠN TÌNH YÊU CỦA BẠN DÀNH CHO CHÍNH MÌNH ..
“ Bạn không thể tìm đâu trong toàn vũ trụ này một người xứng đáng hơn tình yêu và tình cảm của bạn dành cho chính mình. Bạn, chính bạn, cũng như bất cứ một ai, tất cả đều xứng đáng được yêu thương và dành tình cảm cho chính mình trước đã.”

17. HIỂU ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC LÀ THÔNG THÁI, HIỂU ĐƯỢC MÌNH LÀ GIÁC NGỘ ..
"Chinh phục được chính mình còn hơn chiến thắng một ngàn trận đánh. Vì đó mới chính là chiến thắng của bạn. Không ai có thể lấy mất công trạng này, dù là thiên thần hay ma quỷ, thiên đường hay địa ngục. "

18. TÂM LINH LÀ KHÔNG PHẢI LÀ CÁI GÌ XA XỈ, NÓ LÀ NHU CẦU CẦN THIẾT.
"Cũng giống như một ngọn nến không thể đốt cháy mà không có lửa, con người không thể sống mà thiếu đời sống tâm linh."

19. HÃY THAY THẾ LÒNG TỊ HIỀM BẰNG LÒNG NGƯỠNG MỘ.
"Đừng ghen tị với những phẩm chất tốt của người khác, mà chính bạn hãy ngưỡng mộ họ.”

20. TÌM KIẾM BÌNH AN TRONG NỘI TÂM.
"Bình an chỉ đến từ bên trong. Đừng tìm kiếm bên ngoài. "

21. BUÔNG BỎ.
"Để sống một cuộc đời vô vụ lợi và tinh khiết, bạn phải cư xử như mình đang sống trong sự giàu có."

22. THÔNG MINH LÀ BIẾT CHỌN BẠN.
"Làm bạn với một người giả dối và gian ác quả đáng sợ hơn làm bạn với một con thú hoang; con thú chỉ có thể gây thương tích cho thân xác của bạn, nhưng con người có thể làm tổn hại đến tâm trí của bạn. "

23. HẠNH PHÚC CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG.
"Không có con đường dẫn đến hạnh phúc: hạnh phúc chính là con đường."

24. TỪ BỎ TÂM PHÂN BIỆT.
"Ra khỏi bầu trời này sẽ không còn sự phân biệt đông và tây; chính tâm trí con người tạo ra sự phân biệt, rồi sau đó mọi người tin rằng họ đã đúng. "

25. HÃY YÊU THƯƠNG - HÃY SỐNG & TÂM BUÔNG XẢ.
"Cuối cùng điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta là: Làm cách nào tốt nhất để yêu thương tha nhân? Làm cách nào để sống cho thật trọn vẹn? Và làm thế nào để buông bỏ một cách dứt khoát? "

(25 Life Lessons to Learn from Gautama Buddha - Buddhist Broadcasting Network.)

___(())__


- PHẦN THƯỞNG CHO LÒNG TỬ TẾ.



Vào một đêm muộn đầu xuân, mọi người đều đã ngủ say, có một đôi vợ chồng tuổi đã cao bước vào một khách sạn, đáng buồn thay khách sạn đó đã hết phòng.

Nhân viên lễ tân không đành lòng để cho cặp vợ chồng đó lại đi tìm khách sạn, anh ta liền dẫn họ vào một căn phòng: “Có thể đây không phải là căn phòng tốt nhất nhưng ít nhất hai bác cũng không phải chạy đi tìm phòng nửa đêm nữa”. Cặp vợ chồng thấy căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ nên quyết định ở lại đó.

Ngày thứ hai, khi họ thanh toán, nhân viên lễ tân đó liền nói: “Hai bác không cần thanh toán đâu ạ, vì căn phòng hai bác ở đó là phòng của cháu. Chúc hai bác có một hành trình du lịch vui vẻ ạ!”.

Thì ra, nhân viên lễ tân đó đã ngủ một đêm tại quầy bàn để nhường phòng cho họ. Cặp vợ chồng hết sức cảm động và nói: “Chàng trai trẻ à, cậu là nhân viên lễ tân khách sạn tốt nhất mà chúng tôi từng gặp đấy. Cậu nhất định sẽ được đền đáp”. Chàng trai liền cười rồi tiễn cặp vợ chồng ra cửa và rồi nhanh chóng quên đi chuyện hôm đó.

Bỗng có một ngày, anh ta nhận được một bức thư, trong đó có một tấm vé đi du lịch New York một mình, chàng trai đi đến một căn biệt thự trang hoàng theo như chỉ dẫn trong thư. Thì ra, hai người mà anh ta tiếp đón trong đêm muộn hôm đó chính là một nhà tỷ phú cùng với vợ của ông ấy. Ông ấy đã mua tặng chàng trai một tiệm rượu lớn sau đó giao cho anh quản lý.

Thực ra nhân quả đều do mỗi người nắm giữ, khi chưa xác định được mục tiêu vĩ đại của đời người thì hãy dùng tấm lòng của mình để làm việc gì đó. Mỗi một cá nhân đều là một nhân viên phục vụ, những điều lớn lao đều bắt nguồn từ việc chúng ta phục vụ cho người khác, khả năng một người phục vụ cho người khác lớn bao nhiêu thì kết quả chúng ta có được càng lớn bấy nhiêu.

Sống trong đời cần phải trải nghiệm nhiều. Trên đường đời, chúng ta có thể có tiếng cười sảng khoái, nhưng cũng có thể có cả những giọt nước mắt khổ đau; trên đường đời, có niềm tin từ sự thành công, cũng có thức tỉnh từ sự thất bại, nhưng chúng ta đều phải biết quý trọng.

Sự giàu có của đời người đến từ một trái tim vô tư, không ích kỉ; cái tốt đẹp của cuộc đời đến từ một trái tim giản dị. Trên đường đời không cần điều gì cao quý, chỉ cần làm việc bằng một trái tim chân thực là đủ.
Nếu muốn có được những người bạn tốt, trước tiên bạn phải đối tốt với người khác.

Nếu muốn được vui vẻ, hạnh phúc, trước tiên bạn hãy mang hạnh phúc đến cho người khác, không lâu sau bạn sẽ nhận thấy bản thân càng ngày càng hạnh phúc.

Chúng ta có khả năng làm việc tốt cho bản thân mình mới có khả năng đi làm việc tốt cho người khác. Yêu người, yêu cuộc đời, cho yêu thương, nhận yêu thương và rồi…trưởng thành trong tình yêu thương!.

Tâm Ngôn

__(())__ 

Monday 8 October 2012


- Xin tâm con rộng mở. Biết san sẻ, cúng dường
Biết giúp đỡ yêu thương, đến những người khốn khó.

Xin tâm con sung sướng , khi thấy người thành công
Hoặc gây tạo phước lành, như chính con làm được.
( Lời khấn nguyện- Th CQ )
Sen búp
__(())__

Sunday 7 October 2012

- BIẾT SỐNG TÙY DUYÊN


BIẾT SỐNG TÙY DUYÊN

Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác. Ta đừng quên khi một việc được tựu thành thì phải hội tụ hàng triệu nhân duyên, nên chỉ cần thiếu một duyên thì nó cũng có thể không thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình nên làm gì và không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu sớm tan biến đi.

Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Có những duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. Đó chỉ là nói trong phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn xảy ra với vạn vật trong khắp vũ trụ. Cho nên bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi.

Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, cón khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.

Nhưng chưa hẵn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên dẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Do đó, ta không cần phải khẩn trương thay đổi những nhân duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để tạo ra những nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự thật khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là quan trọng những giá trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, thong dong tự tại.(*___*)

TG: Già như trái cà.


- Con người ta sinh ra thì yếu mềm, khi chết thì cứng lại.
Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô cứng.
Thế phải chăng cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết,
mềm dẻo, khiêm nhường là dấu hiệu của sự sống ?…

Tâm Vạn Pháp

- Khó có ai nghèo hơn Đức Phật được.


Khó có ai nghèo hơn Đức Phật được. 
Ngài đi chân đất, trên người chỉ có hai chiếc áo cà-sa thay đổi, khâu bằng những mảnh vải vụn nhặt được ở vệ đường hay trong các bãi tha ma, và trên tay chỉ có một chiếc bình bát để khất thực. Thế nhưng hai bàn tay của Ngài lúc nào cũng để ngửa là mang đến cho chúng ta những gì? 
Món quà quý giá nhất mà Ngài đã ban cho chúng ta là sự thật.
Sự Thật của cả một Con Đường...

Namo Buddhaya .

__(())__

- Luật nhân quả có hay là không?


Luật nhân quả có hay là không?

Có 2 anh chàng cùng tranh luận về luật nhân quả báo ứng. 

Một người nói: trên đời này luật nhân quả là có thật.
Và người kia nói: trên đời này không có luật nhân quả báo ứng nào hết.

Nếu bạn nói luật nhân quả có thật và người khác nói không có luật nhân quả nào hết và muốn bạn chứng minh thì bạn làm thế nào?

Hãy cùng đọc câu chuyện sau nhé!
Có 2 anh chàng kia cãi nhau.
Một anh nói là 4 lần 7 là 28.
Một anh nói 4 lần 7 là 29. Bất phân thắng bại, đem lên quan xử.
Quan cho anh 4x7=29 về, còn giữ anh 4x7=28 lại, quánh mấy roi mới thả.
Anh này ức lắm, vì mình đúng mà sao lại bị quánh. Ông quan mới nói, nó ngu nó mới nói 4x7=29. Thả nó về xã hội. Trước sau gì cũng có người quánh nó. Hoặc ngu quá thì nó sẽ tự chết, không cần trừng trị. Còn lỗi của mày là đi cãi với cái đứa ấy về 1 cái chân lý rành rành. Nên mày mới có tội.

(*____*)

- Sống Chết Chỉ Là Một


Sống Chết Chỉ Là Một

Đạo sĩ và cô gái

Đêm chầm chậm đến. Đạo sĩ, cô gái và con chó quây quần bên đống lửa. Cô gái mở đầu: 

- Ông có bao giờ chuẩn bị cho cái chết đến không?

- Chuẩn bị làm gì nếu như sống chết chỉ là một?

- Nhưng ông không nghĩ rằng chết là sự chấm dứt hoạt động của thể xác?

- Nhưng con người còn có tâm linh.

- Ông muốn nói tâm linh sẽ về trú ngụ ở một trong hai nơi thiên đàng hay địa ngục?

- Thiên đàng khác địa ngục ra sao?

- Thiên đàng là nơi tâm hồn thanh thản, còn địa ngục là nơi tâm hồn bị giày vò, bức rức.

- Nếu như vậy thì quả là ta đang ở thiên đàng, không cần đợi đến lúc thể xác hết hoạt động.

- Ông không coi trọng sống chết à?

- Ta đã sống chết nhiều lần rồi, có gì mà sợ.

- Ông không đùa chứ?

- Mỗi ngày, ta ngồi đây ngủ giữa vũ trụ, tâm hồn chẳng vướng bận gì, coi như ta đã chết. Lúc mở mắt thấy vạn vật trong lành hồi sinh, không phải là ta sống lại sao?

- Nhưng vẫn có một cái chết cuối cùng chứ, ông đâu thể trường sanh bất tử.

- Khi nào là cái chết cuối cùng?

- Hơi thở ông ngừng, tim ông đứng yên, và bộ não ông không còn hoạt động.

- Ngừng ở xác này nhưng chưa ngừng trong không gian.

- Sau khi rời khỏi xác, linh hồn ông đi về đâu?

- Thiên đàng, địa ngục, quá khứ, hiện tại, tương lai, vô hình hay hữu hình đều là ở đây, tại sao phải đi nơi khác.

- Nói thế, ông đã ở địa ngục rồi à?

- Đúng vậy. Khi ta đói, bụng ta cồn cào khó chịu.
Khi ta đam mê, đầu óc ta mê muội không sáng suốt nữa. Những thứ ấy là nguồn gốc của địa ngục.

- Thiên đàng địa ngục ở trong ông à?

- Ở trong ta, ở trong ngươi, ở trong mọi loài.

- Thế bây giờ ông đang sống hay đang chết?

- Ta đã nói, sống chết chỉ là một, cho nên ngươi bảo ta sống thì là ta đang sống, mà bảo ta chết thì là như thế.

Ánh lửa nhỏ dần rồi tàn …

Tâm Ngôn.

__(())__


- Về đâu, khi giông bão?


“ Về đâu, khi giông bão? ”

Có ai còn thực sự đứng giữa trời giông bão mà lầm thầm tự hỏi câu này không?

Chắc chắn là không rồi.

Mưa, mà đang ở ngoài sân thì sẽ chạy ngay vào nhà, đang ở ngoài đường thì tìm ngay mái hiên, hàng quán nào mà núp.

Bão, thì dời ngay tới nơi khác, an toàn.

Với giông bão bên ngoài, không cần phải suy nghĩ, chắc ai cũng nhanh nhẹn, cũng thông minh mà hành động như thế. Nhưng lạ thay, với những cơn bão trong tâm hồn, sao chúng ta lại thường làm ngược lại? nghĩa là, thay vì núp mưa, tránh bão thì lại lao thẳng vào mưa bão cho thân thể tả tơi, bầm dập?

Trong sinh hoạt đời thường, những bất toại ý, những bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm thường đưa tới lộng ngữ; và khi đã mất tự chủ, mất ái ngữ thì cơn cuồng nộ dễ dàng bật lên như giông bão. Rồi khi cơn bão tâm linh bùng lên, chúng ta thường lao vào bão qua những ngọn gió đen của bất đồng, ganh ghét, tỵ hiềm đó. Ta cứ điên cuồng xoáy vào những lời, những việc mà kẻ kia đã làm ta đau khổ, buồn giận. Ta cứ gầm thét với chính ta “Sao lại đối với tôi như thế? Sao lại nói với tôi như thế? Sao lại phỉ báng, khinh khi tôi như thế? Sao lại … Sao lại ….”

Thái độ đó chính là bão vừa nổi, ta lập tức lao ngay vào trung tâm cơn bão!

Làm sao mà ta chẳng bị nhận chìm, chẳng tả tơi, bầm dập!?

Sao ta không tìm nơi trú ẩn cơn bão tâm linh, như vẫn thường nhanh nhẹn và thông minh trốn cơn giông bão của trời đất?

Về đâu, khi giông bão? chính là câu hỏi cho cơn bão tâm linh.

Kinh nghiệm, sách vở cũng như lời giảng dạy của minh-sư, của thiện- tri-thức vẫn nhắc nhở, nhưng có lẽ chúng ta chưa thực tập đủ nên khi hữu sự thì cái tâm sân hận lại kéo ta vào ngay cơn bão đang sẵn cuồng nộ, ngả nghiêng, tuy chúng ta đều đã biết, đáng lẽ phải lập tức quay về với hơi thở chánh niệm.

Chỉ chú tâm vào hơi thở, không gì khác nữa. Thở vào, ta biết ta đang thở vào. Thở ra, ta biết ta đang thở ra. Hãy theo dõi bước đi của hơi thở để thấy khi ta thở vào, bụng ta phồng lên, khi ta thở ra, bụng ta xẹp xuống. Hãy theo dõi bụng và hơi thở như theo dõi con ếch bên bờ giếng. Ta “nhìn” được hơi thở của con ếch mà ít khi chịu nhìn hơi thở của chính ta! Chỉ hụt mất một vài hơi, liệu ta còn đó để mà giận, mà hờn hay không?

Hơi thở quan trọng như thế nên các bậc thầy thường dùng nó để dẫn dắt chúng ta trở về chánh niệm.

Nhưng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã biết, chúng sinh trong cõi ta-bà này vô minh và cường nghạnh lắm! Hoặc không biết cách tránh, hoặc biết mà không tin, cho rằng chỉ làm cho thỏa lòng là đúng nhất. Chính vì thế mà phương pháp tìm nơi trú ẩn khi bão tới, rất đơn giản, nhưng chốn ta-bà càng lúc càng tơi tả cuồng phong!

Riêng kẻ vô minh là tôi, ngoài hơi thở, vừa tìm thêm cho mình một khí giới nữa để đóng tất cả cửa ngõ lục căn khi giông bão ập tới. Đó là, lập tức niệm 4 tiếng “A Di Đà Phật”.

Không cần biết phải trái, đúng sai gì, khi thấy cơn buồn giận nổi lên, hãy đóng ngay lục căn bằng tiếng niệm “A Di Đà Phật”.

Tất nhiên, trong khi niệm, ta vẫn đang thở, nhưng tiếng niệm Phật trong lúc cấp bách đó có sức mạnh vũ bão của thanh gươm bén lóe lên, may ra mới kịp chặn đứng giông bão.

Khi lục căn đã đóng, gió mưa không thổi tốc được vào nhà, trong khi tiếng niệm Phật còn âm vang, có nghĩa là ta đã vào trú được nơi an toàn. Tiếp tục niệm Phật để mưa tạnh, gió yên, khi ấy, hãy về với hơi thở đã điều hòa để quán chiếu những gì làm ta buồn, ta giận, cũng chưa muộn.

Lúc đó hãy phán đoán phải trái, đúng sai.

Tới đây, ta đã làm chủ được ta, ta đã đẩy xa cơn bão, ta phải biết mỉm cười vì cơn bão hung hãn kia đã không quật ngã được ta. Phải biết mỉm cười với mình trong ý nghĩ “Cơn bão nào rồi cũng qua!”

Với ý nghĩ đó, mọi sự phải trái, đúng sai đều không đáng kể vì mọi sự ấy cũng như cơn bão thôi. Sẽ qua hết, trừ BẢN LAI vì:

“Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai” (*)

Bản chất đích thực của Bản Lai vốn trong suốt, tưởng như chẳng là gì, thì lấy chỗ đâu cho bụi bám? Vạn pháp quy KHÔNG.

Chỉ một câu niệm Phật đủ đưa ta về an trú trong chánh niệm.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Diệu Trân
(Như-Thị-Am, Tết Đinh Hợi)

(*) Lục Tổ Huệ Năng



- Thân từ Cát bụi đến
Cát bụi sẽ gọi về
Chỉ tấm lòng thương mến
Còn lại cùng Sơn khê.

__(())__
 


- Chúng ta nên hiểu rằng cần thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. 

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình. 

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai..

Thích Thông Nhã

__(())___



- Kẻ có trí huệ thì không có phiền não.


Kẻ có trí huệ thì không có phiền não. 

Dựa vào chân mà có vọng. 
Khi vọng hết thì chân hiện bày.
Vọng chưa dứt thì chân không hiện. 

Người học Phật chớ nên hễ nghe người ta khen là vui vẻ cao hứng lắm.
Nghe một câu không vừa ý thì phiền não vô cùng.
Ðó là biểu hiện chẳng có định lực.
Có định lực thì bạn không bị cảnh giới của tám gió làm lay chuyển. 
Lúc nào các bạn cũng nhất tâm tu hành,
lúc nào cũng siêng năng cầu thoát ra khỏi cõi trần thế này.

Sinh tử nguy hiểm như vậy mà mình còn dám lười biếng sao!
Lại còn ra vẻ như chẳng có chuyện gì, 
tựa như rằng mình có định lực ghê lắm.
Chẳng phải đó là lãng phí thời gian sao ? 

Pháp Ngữ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

___(())___




- Chúc người vui hết một năm
Ta xin một góc âm thầm với ta.
Tháng ngày cuốn tuổi đời qua
Tử, sinh.. Ôi mộng Nam Kha chửa tàn!

__(())__
 

- Đơn giản, chỉ cần...


Đơn giản, chỉ cần...

1. Một người đi tìm việc làm, đi trên hành lang thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. Vị phụ trách tuyển người vô tình nhìn thấy, thế là anh được nhận vào làm việc.

-- Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, chỉ cần tập tành thói quen tốt là được. 

2. Một đứa bé nói với mẹ: “Mẹ, hôm nay mẹ rất đẹp.”
Bà mẹ hỏi : “Tại sao ?”
Bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ không nổi giận.”

-- Hóa ra sắc đẹp trong mắt người khác cũng đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.

3. Có một con gà nhỏ khi phá vỏ trứng để chui ra.
Thấy con rùa đi ngang gánh chiếc mu nặng nề.
Con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng.

-- Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là có thể được.

Siu tầm

(*___*)


- Nhìn Lỗi Người



Có một nhóm thuyền chài gồm năm sáu chiếc cùng ra khơi đánh cá. Chẳng may xế chiều, mây đen ở đâu bất ngờ kéo đến che phủ bầu trời, bão tố, sấm sét nổi lên ầm ầm, các thuyền đều chao đảo, và rồi có thuyền bị gẫy buồm, có thuyền bị thủng lỗ, có thuyền bị gẫy bánh lái, v.v... không có thuyền nào còn nguyên vẹn.

Trên mỗi thuyền, ai nấy đều hoảng hốt lo cứu chữa thuyền của mình. Duy có một thuyền cũng bị gẫy buồm, thủng lỗ, nước tràn vào sắp chìm mà anh chủ tàu không để ý lấp lỗ, tát nước mà cứ đứng trên khoang tàu nhìn sang thuyền kẻ khác la ó, chỉ trỏ bảo họ phải làm thế này thế nọ. Vì mải say mê chỉ bảo người khác mà không lo cứu thuyền mình nên thuyền của anh chìm trước tiên.

- Tất cả chúng ta đều là những người đang lênh đênh trên biển khổ sinh tử luân hồi, bị gió nghiệp thổi, bị bão phiền não làm thất điên bát đảo. Người nào ý thức được sự nguy hiểm thì lo tu hành, tu tâm sửa tánh của mình để chuyển nghiệp và phiền não. Nhưng cũng có người thay vì lo tu tâm sửa tánh của mình thì lại đi tu sửa người khác, thích để ý bắt lỗi, dòm ngó kẻ khác, như thế chẳng khác gì anh chủ tàu chết chìm trên.

Tâm Ngôn

Nam Mô A Di Đà Phật

__(())__


- Hóa đơn đã được trả bằng một ly sữa .


Hóa đơn đã được trả bằng một ly sữa .

Chuyện kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.

Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.

Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.”

Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.

Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.

Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.

Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn.

Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.

Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “ Bác Sỹ Howard Kelly.”

Tâm Minh NTG

SUY NGHĨ :

Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời.
Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại!

(The world is a wonderful place. What goes around comes around!)

- NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT


......Đời sống con người kéo dài tối đa khoảng một trăm năm và nếu so sánh với những kỷ nguyên địa chất thì thật là quá ngắn. Nếu trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy mà ta làm những việc độc ác thì cuộc đời ta sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng hạnh phúc nhưng không ai được phép phá hoại hạnh phúc của người khác. 

Mục đích sự hiện hữu của con người là không được làm cho bất cứ ai đau khổ. Dù cho ta đạt đến tột đỉnh của giàu sang và hiểu biết nhưng nếu không có lòng từ bi và không biết kính trọng người khác thì sự hiện hữu của ta cũng chẳng xứng đáng là sự hiện hữu của con người. Cứ vui sống trong hạnh phúc và tránh tối đa không làm thiệt hại cho người khác, đấy là những gì mà con người có quyền và đây cũng là điều đáng mang ra để áp dụng cho mình.

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

__(())__

- Hộ niệm chỉ là trợ duyên, Vãng sanh hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.


Hộ niệm chỉ là trợ duyên, 
Vãng sanh hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.

HỎI:

Ở chỗ tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không?

ĐÁP:

Thưa Đạo hữu Huệ Quang!

Hộ niệm trước, trong và sau khi lâm chung có tác dụng trợ duyên rất tốt cho người chết. Nếu người chết lúc sanh tiền đã có công phu tu niệm sâu dày, trợ niệm sẽ giúp họ giữ được chánh niệm, tùy thuận vãng sanh. Còn nếu người chết có gieo chút duyên tu niệm hoặc chưa tu niệm ngày nào thì cũng nhờ năng lực trợ niệm mà có thể chuyển hóa cận tử nghiệp theo hướng thiện lành. Vì thế, những ai được Ban hộ niệm đến trợ duyên thì thật có phước.

Tuy nhiên, theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định. Ban hộ niệm, thậm chí ngay cả Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng Cực lạc cũng không thể giúp người chết vãng sanh nếu nghiệp lực, chấp thủ của họ quá nặng nề. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ, trong thời Phật Thích Ca tại thế, một số người vô duyên thì Ngài cũng không thể cứu độ.

Đối với vấn đề người chết sẽ sanh về đâu, trừ các bậc lậu tận A-la-hán thành tựu Thiên nhãn minh trở lên mới có thể biết chính xác, còn người phàm như chúng ta không ai đủ khả năng để biết được điều này. Dù rằng, một số dấu hiệu lưu lại trên thân xác có thể dự đoán người chết sẽ sanh về cõi lành hay dữ (1-Nóng sau cùng ở đỉnh đầu, sanh về cõi Thánh. 2-Nóng sau cùng ở vùng trán, sanh vào cõi trời. 3-Nóng sau cùng ở ngực, sanh vào cõi người. 4-Nóng sau cùng ở bụng, sanh vào ngạ quỷ. 5-Nóng sau cùng ở đầu gối, sanh vào súc sanh. 6-Nóng sau cùng ở lòng bàn chân, sanh vào địa ngục) nhưng điều đó chỉ có tính tương đối mà thôi.

Điều cần hết sức lưu ý là theo nghiên cứu của y khoa, sau khi chết chừng vài giờ thì thân xác bắt đầu đông cứng, co quắp lại. Nhưng khi sự co cứng đã đạt đến đỉnh điểm, trung bình khoảng từ 15 đến 20 giờ trở đi (có khi từ 2 đến 3 ngày) thì xác chết dần mềm tươi trở lại để bắt đầu quá trình phân hủy. Như vậy, việc thân thể từ tím tái và co quắp sau một thời gian chuyển thành “mềm mại, tươi nhuận hơn” là sự chuyển biến bình thường của mọi xác chết, dù có được hộ niệm hay không thì tiến trình này vẫn xảy ra. Nếu những ai xem sự biến chuyển tự nhiên đó là kết quả nhiệm mầu của quá trình hộ niệm rồi “vỗ tay chúc mừng bạn đã vãng sanh” là một nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng, cần nhanh chóng sửa sai và khắc phục.

Do đó, việc “Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi” là điều hoàn toàn không đúng và không nên. Nếu Ban hộ niệm tự tin vào năng lực tiếp dẫn của mình một cách thái quá, cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình thì chắc chắn rơi vào tà kiến, chấp thủ sai lạc. Vì như đã nói, vãng sanh hay không tùy thuộc vào nhiều nghiệp duyên của người chết. Chúng ta nỗ lực hết mình hộ niệm chỉ nhằm trợ duyên cho họ được chừng nào hay chừng nấy mà thôi.

Nên thiết nghĩ, việc hộ niệm thì rất cần, nhưng hộ niệm trong khoảng 8 đến 10 giờ sau khi mất là lý tưởng nhất. Đây là khoảng thời gian cần thiết để thần thức lưu xuất ra khỏi xác thân nên rất cần được bảo hộ. Mặt khác, sau khoảng thời gian này (có thể thêm vài giờ nữa) thì tiến trình phân hủy sẽ bắt đầu. Nếu không khâm liệm kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường cũng như an toàn sức khỏe cho thân nhân và cộng đồng.

Người học Phật cần nêu cao tinh thần Chánh kiến, tin sâu Nhân quả-Nghiệp báo, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, quyết không rơi vào tà kiến và chấp thủ sai lạc .

Chúc bạn tinh tấn!
TTV Giác Ngộ

TV Giác Ngộ


- Lời khen chê


Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt Ma và nói rằng: 
“Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài”. 

Được khen, vị Lạt Ma liền hướng vô bên trong và kêu:

“Này thị giả, hãy mang kẹo ra cho chú tiểu”.

Chú tiểu nói tiếp:

“Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!” .

Vị Lạt Ma lại gọi:

“Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu”.

Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp:

“Chính Ngài là Đức Phật tại thế”.

Vị Lạt Ma lại gọi vào trong:

“Hãy mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú".

Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đủ rồi, và đứng chờ nhận quà.

Chờ mãi mà không thấy ai ra, chú hỏi vị Lạt Ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.

Vị Lạt Ma nói:

“Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ?
Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng”.

Nếu có ai khen lập tức quý vị cảm thấy vui sướng. Quý vị hay thường bị gạt gẫm bởi những lời nói vô nghĩa. Những lời nói đó đôi khi lừa gạt quý vị.

Khi tôi sắp rời thành phố này, có một Phật tử đã làm thơ tặng tôi. Trong bài thơ đó cô ta nói: “Nụ cười của Ngài làm tan hết phiền não của con.”

Tôi thấy thật buồn cười cho chính bản thân. Chính tôi tu hành mười mấy năm mà chưa tan hết phiền não của mình, thì làm sao nụ cười của tôi có thể làm tan đi phiền não của người khác?

Cho nên người tu khi được người khen cũng không lấy đó làm vui, và khi bị người chê cũng không lấy đó làm buồn.

___(())___

- Có một câu nói rất hay rằng :



" Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình,
cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân bạn, vì lẽ đó, để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên để dạ lỗi lầm của người khác, như thế là ta thực sự biết thương mình..

Buông xả & ngủ ngon nhé cả.. chùa - Good nite !

(*___*)

Th Cà ri.


- Lợi Danh như huyễn


-- Người tu hành thì lánh xa danh lợi.
Họ xem phú quý như những giọt sương giữa khóm hoa. 
Họ xem công danh như hơi nước trên mái ngói, 
trong khoảnh khắc sẽ tan biến mất dấu tích.
Nếu bạn muốn trắc nghiệm xem người nào đó có tu hành hay không thì hãy xem việc làm, hành động của người đó có nhắm về danh với lợi chăng.

-- Ngồi kiết già là để dễ dàng nhập định.
Nếu bạn có thể nhập định lúc đi,
thì ngồi hay không ngồi đều như nhau.
Cảnh giới nhập định thì hoàn toàn vắng lặng vọng tưởng,
trong tâm không sinh một niệm, không nhiễm bụi trần.
Nếu bạn có thể trong lúc đi đứng nằm ngồi không sinh ý niệm nào cũng chẳng nhiễm bụi trần gì thì đó chính là chỗ bạn dụng công. Không phải rằng ngồi xuống mới gọi là dụng công.

-- Ðừng nên bị những tướng hư giả làm điên đảo.

-- Không thể nhầm lẫn trong lý nhân quả, không thể đình trệ trong việc tu hành.

Không khóc không cười, đó gọi là định lực. Không có định lực thì mới hay khóc, hay cười.

Pháp Ngữ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Namo Buddhaya

__(())__

- HAPPINESS


Hạnh phúc đâu phải chỉ là 
Luôn luôn có được thứ ta muốn tìm, 
Là biết trân quý giữ gìn
Những gì hiện hữu bên mình hôm nay..

Tạm zịch như rứa (*___*)

Thầy Cà ri

__(())__


- Ma vô cùng thông minh ...


Ma vô cùng thông minh. Nó rình biết người kia có lòng tham muốn thứ gì thì nó sẽ dùng phương pháp thích hợp để dụ hoặc người đó. Do đó người tu hành chúng ta không cần thiết phải niệm chú gì đặc biệt, cũng không dùng pháp môn gì. Chỉ cần mình chân thật, không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, cứ chăm chỉ khổ tu, thì không có ma gì phá hại được bạn. Chỉ cần bạn có lòng tham, có lòng kiêu hãnh, muốn chiếm tiện nghi, muốn tìm đường tu tắt, thì sẽ dễ dàng bị dính vào ma sự.

Bậc đạo đức cao tăng xưa kia, thường thường tới một cách vô hình mà ra đi cũng không dấu tích. Tới thì phiêu phiêu, đi thì hốt hốt. Tới như gió thoảng, đi cũng như gió thoảng. (Tuy rằng đạo phong của các ngài truyền lưu muôn thuở). Tới thì vô quái vô ngại, đi cũng vô quái vô ngại.

Siêng tu giới định huệ tức là người quân tử thì hướng về phía trước mà tiến. Khi trừ diệt tham sân si thì mình không cần phải hướng xuống nữa.

Khi sinh tâm ô nhiễm, thì đó là thế giới Ta Bà.
Khi sinh tâm thanh tịnh, thì đó là thế giới Cực Lạc.
Thế giới Lưu Ly và Cực Lạc không có gì khác biệt đâu.

Pháp Ngữ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

__(())__




- Chân Lý ở khắp mọi nơi và trí tuệ thì đã có sẵn trong Tánh Biết của mỗi người,
chỉ cần trở về quan sát lại mình là thấy ra Sự Thật.

- Tu chủ yếu là trở về quan sát lại chính mình trong khi tiếp xúc với hoàn cảnh để thấy ra hoạt động của thân (Niệm Thân)
và qua đó phát hiện ra những cảm giác (Niệm Thọ),
những phản ứng nội tâm (Niệm Tâm)
và những diễn biến trong sự tương giao Căn-Trần-Cảnh (Niệm Pháp).

Sư Viên Minh

__(())__