Monday 7 February 2011

- Phật thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ



PHÁP 12 NHÂN DUYÊN

** Tất cả chúng sanh xưa nay bản tánh vốn là thanh tịnh. Do quá khứ vì một niệm vô minh vọng đọng dấy khởi vọng thức, từ đây tạo ra vô số các hạnh nghiệp liền có thức nhập thai. khi có thức nhập thai thì có thai nghén đời hiện tại. Có thai nghén từ từ hình thành và đầy đủ các bộ phận: tai, mắt, mũi , lưỡi, thân, ý...bấy giờ 6 căn đầy đủ. Sau khi sanh ra 6 căn này sẽ nhận biết 6 loại cảm giác, 6 loại cảm giác còn gọi là 6 loại cảm thọ. Có cảm thọ thì phân biệt yêu ghét. Sau khi có yêu ghét thì sẽ chấp trước nên gắn sức để đoạt lấy. Có sự đoạt lấy thì lại hình thành nghiệp nhân của đời tiếp theo, thì phải lãnh chịu sự sinh ra của đời sau. Có sinh thì có già có chết và kèm theo tất cả những lo lắng, bi thương, khổ não...Đây chính là lối thuận sanh của 12 nhân duyên.

** Nếu không có vô minh vọng đọng thì làm sao có hành vi tạo nghiệp.
- Không có hành vi gây nghiệp thì làm sao có thức để nhập thai.
- Không có thức để nhập thai thì làm sao có thai nghén của sắc thân này.
- Không có sắc thân thì chẳng có hiện diện của 6 căn.
- Không có 6 căn thì không có 6 loại cảm giác.
- Không có cảm giác thì không có cảm thọ.
- Không có cảm thọ thì không có thương yêu ái luyến.
- Không có ái luyến thì không dính mắc đoạt lấy.
- Không có dính mắc đoạt lấy thì không có nghiệp báo nhân quả của đời tương lai.
- Không có nghiệp nhân quả của đời tương lai thì không có sự sinh của đời tương lai.
- Không có sự sinh ra thì chẳng có sự già chết cùng với sự ưu bi, sầu khổ, phiền não.

Đây chính là lối diệt trừ của 12 nhân duyên.

Điên Đảo con phải biết. Tất cả chúng sanh không quán chiếu 12 nhân duyên cho nên bị lưu chuyển ở trong biển khổ sanh tử. Nếu có người quán chiếu thông suốt 12 nhân duyên này có thể thấy được thực tướng các Pháp. Thấy được thực tướng các Pháp tức là thấy được Phật. Thấy được Phật tức là thấy được Phật tánh.

Tại sao Ta nói như thế, bởi vì tất cả Chư Phật đều lấy pháp 12 nhân duyên này làm pháp tánh. Con bây giờ được nghe Ta nói về 12 nhân duyên này thì thấy được Phật tánh thanh tịnh tức là bậc pháp khí của Phật môn.

Bây giờ Ta nói tiếp cho con nghe về Đạo chân thật không hai, Con khéo tư duy giữ gìn nhất niệm, nhất niệm tức là Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm còn gọi là Đại Thừa Tâm. Bởi vì căn tánh của chúng sanh không giống nhau. cho nên Chư Phật, Bồ Tát khi nói pháp phân chia thành ba thừa, trong mỗi niệm của con thường xuyên khéo giữ Bồ Đề Tâm này chớ để quên mất.

- cho dù 5 ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức... lẫy lừng hưng thạnh
- bốn con rắn: đất, nước, gió, lửa,...luôn luôn nuốt chửng, 
- ba độc: tham, sân, si... thường phát tát, 
- sáu giặc là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp... luôn thâm nhập 
- và tất cả yêu ma quỉ quái đến quấy phá, gây phiền não

con cũng phải giữ vững Tâm Bồ Đề này đừng bị dao động hoặc thối thất.
Con phát khởi Tâm Bồ Đề này thì thân thể con bền chắc như Kim Cang, tâm như hư không, người khác khó phá hoại được, Tâm Bồ Đề kiên cố tức chứng được Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh, của bốn đức Niết Bàn, khi có bốn đức Niết Bàn  thì sanh già bệnh chết, tất cả địa ngục sẽ đoạn tuyệt đối với con, như vậy xác quỉ vô thường sẽ không thể truy bắt con về quy án.

6 pháp ba la mật: 6 độ mà Bồ Tát đã tu
1. Tâm bố thí rộng khắp: bố thí giúp cho mình không tham lam
2. Giữ gìn giới luật trong sạch: giới luật giúp cho mình không hủy phạm về đạo đức
3. Luôn nhẫn nhục: nhẫn nhục giúp mình dẹp tâm sân giận.
4. Luôn luôn tinh tấn: tinh tấn giúp mình xóa tan tâm lười biếng
5. Siêng năng tu thiền định: thiền định giúp tâm không tán loạn.
6. Trí tuệ sâu sắc sáng suốt:Trí tuệ sáng suốt rõ ràng giúp mình xóa tan ngu si.

6 độ đầy đủ mới đạt đến bờ giác ngô thiếu 1 cũng không được
có 1 bài kệ mà Chư Phật thời quá khứ khi giác ngộ đã nói:

"Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui."

Con nên hoan hỷ phụng hành.