Thursday 2 June 2011

- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP_Lý Bỉnh Nam biên soạn

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP
Giải đáp những nghi vấn liên quan đến pháp môn Tịnh độ
Lý Bỉnh Nam biên soạn
Thích Đức Trí dịch

NGUỒN SÁCH: http://www.ducquanam.com/bai_viet/phathocvandap_in_20_12.pdf



Hỏi: Từ đâu để đi đến được thế giới Tây phương cực lạc?

Trả lời: Từ tâm mà đi. Vấn đề này cần phải cẩn thận nghe 
kinh hay đọc kinh điển và chú giải mới có thể hiểu biết rõ 
ràng. Vì đại thiên thế giới đều do tâm tạo, Tây phương cực 
lạc không ngoài lẽ tự nhiên đó. Nhưng mà cần nhận thức 
rõ hai chữ “Duy tâm”. Không phải trong chốc lát mà hiểu 
hết được hai chữ này, e rằng nói không hết và sẽ hiểu sai 
vấn đề. Do vậy, nếu chưa rõ những nghĩa trên thì cần phải 
nhẫn nại tin lời Phật dạy là không hư dối, phát nguyện 
vãng sanh, thì đến lúc lâm chung nhất định sẽ được Đức 
Phật A Di Đà tiếp dẫn, từ đó thoát khỏi luân hồi lục đạo, 
xa rời biển khổ sanh tử. Cũng như bác sĩ kê toa thuốc, nếu 
bạn muốn học đặc tính của các món thuốc đó, sau đó mới 
dùng thì sẽ muộn mất rồi, làm sao mà trị lành bệnh được?


Hỏi: Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

Trả lời: Nam mô có nghĩa là quy y, kính lễ. A Di Đà Phật là 
danh từ chỉ một vị Phật, còn có nghĩa là Vô lượng quang, 
Vô lượng thọ. Tất cả nghĩa đó chỉ cho trí tuệ, từ bi và sức 
thần thông vô lượng vô biên, ngôn ngữ không thể nói hết. 
Vấn đề này cần phải đọc kinh A Di Đà mới biết đến nơi, 
đến chốn. Nếu chưa có đủ khả năng học kinh thì trước hết 
nên xem qua các tác phẩm “Sơ cơ tịnh nghiệp chỉ nam”, “Kì 
lộ chỉ quy” (Giác Hải Từ Hàng) và “Phật học thiển thuyết”. 
Chỉ cần xem qua vài lần thì biết rõ hơn. Nếu không hiểu rõ 
sẽ sanh mê tín và dễ dàng thối tâm.


Hỏi: Người không ăn chay mà niệm Phật có thể được vãng sanh 
không?

Trả lời: Tuy không ăn chay, nhưng cần giữ giới sát, phương 
tiện tạm thời là ăn ngũ tịnh nhục, như vậy sẽ không chướng 
ngại vãng sanh.

 Ngũ tịnh nhục bao gồm: 
1. Trường hợp thịt các loài động vật bị giết mà không tận mắt nhìn thấy; 
2. Thịt các loài động vật bị giết kêu đau đớn mà không tận tai nghe;
3. Thịt đó không vì mình mà động vật phải bị giết; 
4. Thịt loài động vật tự nhiên bị chết;
5. Thịt từ các loài vật khác ăn thừa.



Hỏi: Người tại gia lập gia đình sanh con đẻ cháu, duy trì nòi giống 
đời sau. Quan hệ giữa vợ chồng là chánh dâm. Đang lúc phát sanh 
quan hệ, tự nhiên danh hiệu khởi lên trong tâm giống như bánh 
xe đang chuyển động, đây chính là không niệm mà tự động niệm. 
Ngay chỗ mà ba nghiệp không sạch sẽ, Thánh hiệu tự nhiên xuất 
hiện, thì nên quán tưởng thế nào? Những vấn đề giống như thế 
trước đây không dám viết thư hỏi thầy vì sợ sự hỏi đáp này làm ô 
nhiễm việc học Phật pháp. Nhưng mà nghĩ đến người sau này có 
thể gặp những vấn đề như thế, những bạn đạo khác cũng gặp vấn 
đề như thế, cho nên mạo muội thẳng thắn mà thưa hỏi, cầu xin 
thầy chỉ dạy.

Trả lời: Với bối cảnh như vậy mà không quên tịnh niệm, 
có thể biết thường ngày dụng công rất sâu. Mục đích tránh 
đi sự không cung kính thì nên nhanh chóng chuyển niệm, 
có thể quán tưởng hoa sen, cây báu, lầu các, ao vàng. Như 
vậy tuy chỗ uế mà không mất tịnh niệm, giống như hoa 
sen mọc ở ao hồ mà không bị nhiễm bùn nhơ, thì không 
có vấn đề là không cung kính. Mong đạo hữu có thể lãnh 
hội ý nghĩa đó.


Hỏi: Nếu như ở trong phòng ngủ hay ở tại nhà vệ sinh mà niệm 
Phật, bất kể là niệm Phật thành tiếng hay niệm thầm, như vậy có 
phải là không có sự cung kính?

Trả lời: Trong phòng ngủ có thể niệm Phật thành tiếng, 
nhưng sau khi nằm xuống thì nên niệm thầm, không nên 
niệm thành tiếng. Tại nhà vệ sinh cũng nên niệm thầm, 
không nên niệm thành tiếng. Ở đây không phải là không 
cung kính, bởi vấn đề đại, tiểu tiện là không thể tránh 
khỏi. Nơi phòng ngủ, chỗ sinh hoạt thường xuyên, cần 
phải niệm Phật liên tục, tại sao lại không? Tại những nơi 
không sạch sẽ thì có thể áp dụng phương pháp niệm thầm.