Friday 1 July 2011

- Truyện Cổ Phật giáo: Bán nghèo


Thuở xưa, ở nước Ấn Ðộ, có một trưởng giả giàu nứt đố đổvách nhưng hết sức keo kiệt, thường cắt cổ, lột da thiên hạ với cách chovay nặng lời. Tánh ông lại còn hung tợn, tàn ác nữa. Thật đúng với câu:“Vi phú bất nhân” ông không có chút từ tâm. Mỗi khi có những kẻ mang côngthiếu nợ không lo trả nổi theo lời hứa hẹn, thì ông sai lũ gia nhân đánhđập một cách tàn nhẫn, thậm chí ông còn đối đãi với kẻ ăn, người ở trongnhà một cách hết sức tệ bạc, xem họ như loài thú vật không hơn không kém.
Trong nhà có một bà lão bộc, làm công việc nhà quần quậtsuốt ngày không có một lúc hở tay. Nhưng không phải chỉ vậy mà thôi đâu,mỗi khi có sơ sót, hay lỡ tay làm hư hỏng việc gì, thì ông chủ miệng chửi,tay đánh không mảy may thương xót. Áo quần không đủ để che kín tấm thângầy, cháo cơm không đủ làm no dạ dày lép xẹp. Lại còn tuổi già sức yếu màphải chịu bao nỗi nhọc nhằn, vất vả, vì sức chịu đựng của con người cóhạn, cho nên bà thường bị đau yếu luôn. Có lẽ vì đau khổ quá, cực nhọcquá, nên nhiều khi bỗng không bà rơi nước mắt, rồi bà khóc thực sự, khóccho thân thế bị bày vò, khóc cho tình đời đen bạc, trọng phú khinh bần.
Có một hôm nọ, nhân lúc mang bình ra mé sông múc nước,được ít phút rảnh rang khỏi cặp mắt gầm gừ của ông chủ, bà yên tâm tạmngồi nghỉ chân dưới cội cây bàng. Trong đầu óc bà lúc ấy lại thoáng hiệnra những sự hành hạ, đập đánh, chửi rủa, tàn nhẫn vô lương tâm của ôngchủ. Trong một phút suy ngẫm về giá trị đời sống, bà bỗng rùng mình. Tộinghiệp bấy giờ bà chán sự sống lắm, một ý nghĩ đen tối thoáng hiện trongóc bà, bà muốn quyên sinh. Bà nghĩ bà phải chết đi, chết để giải quyết tấtcả mọi nỗi đau khổ loài người đen bạc đã cố ý đày đọa bà. Bà nghĩ nhữngnỗi nọ niềm kia, nghĩ đủ thứ, nước mắt hai bên khóetự nhiên ràn rụa tràn ra, lăn dài xuống hai má hóp. Bà để mặc cho hai dònglệ tự do tuôn chảy không buồn chậm lau. Bà vẫn cố muốn khóc cho thậtnhiều, khóc cho hết nưóc mắt để rồi bà chết, phải rũ hết nợ đời, chớ sốngmà thân xác cũng như linh hồn bị dày vò đày ải quá sức, thì thà chết đicòn hơn.
Bà khóc mùi mẫn cho đến đỗi Tôn giả Ca Chiên Diên đi đếntận bên, bà cũng không hay biết gì. Mãi đến lúc Tôn giả cất tiếng hỏi bàmới giật mình.
- Sao thế? Sao bà khóc lóc quá như thế? Ai ăn hiếp bà, aihành hạ đánh đập bà?
Bà lao vẫn còn nghẹn ngào, không nói được ra lời để đáplại những câu hỏi của Tôn giả. Bà chỉ giương đôi mắt mờ lệ nhìn Ngài.
- Tội nghiệp quá, xem bà nghèo khổ, gian truân quá, nhưngtình cảnh nhà bà ra sao? tại sao bà lại ngồi đây một mình mà khóc, bà chotôi biết đi, bà nói hết nỗi khổ của bà cho tôi nghe đi, may ra tôi cóphương chước gì để giúp ích phần nào cho bà.
- Bạch Ngài, Ngài xem tôi từng này tuổi mà vẫn phải làmtôi mọi cho người ta, công việc làm việc vất vả suốt ngày thâu đêm, lạicòn bị chủ nhà ác nghiệt, bó buộc, đánh đập hành hạ khổ sở.  Thân thể giàyếu, nay đau mai mạnh, thế hằng ngày cơm chẳng đủ no, áo không đủ ấm, thìlàm sao mà sống cho nổi!
Bà vừa nói vừa khóc trông thảm thiết lắm.
- Tội nghiệp bà nghèo từng này tuổi mà còn phải làm tôi tớcho người để bị nhiều điều cơ cực, đau đớn, sao bà không bán quách cáinghèo đi, để đeo nó theo làm gì cho thêm khổ sở?
- Trời ơi!  Sao Ngài bảo lạ thế? Ai thèm mua nghèo mà hòngbán?
- Bà ạ! Tôi nói thật đấy, nghèo có thể bán được như thườngtôi thấy bà khổ sở, tôi khuyên bà bán ngay nó đi, tôi thương bà, tôi bảothật đấy. Tôi nói gạt bà có ích lợi gì cho tôi đâu?
Nghe giọng nói quả quyết và trông gương mặt hiền từ, thànhthật của Tôn giả, bà già hết sức ngạc nhiên, nhìn Tôn giả trân trân, hồilâu mới thốt được lời:
- Nếu Ngài có phương kế gì bán được cái nghèo, mong Ngàithương xót chỉ cho, tôi xin ngậm vành kết cỏ, cảm đội ơn đức suốt đời,không lúc nào quên được.
- Ðược, tôi xin hứa chắc với bà và nếu bà thật tình muốnbán, thì tôi bảo thế này, bà phải làm đúng y như vậy mới có kết quả tốtđẹp được.
Bây giờ bà hãy xuống sông tắm cho thật sạch sẽ, thân thểbẩn thỉu quá có thể sinh ra nhiều bệnh tật, lại aicũng chán mà chẳng dám đến gần.
Bà già vâng lời tôn giả xuống sông tắm rửa sạch sẽ xongxuôi, bà liền đến bên bạch rằng:
- Bây giờ Ngài dạy tôi cách nào để bán?
- Bây giờ bà phải bố thí. Vì Phật đã dạy: pháp bố thí làđể cho người vượt khỏi lòng tham lam, mà tham lam là cái nhân bần cùng khổsở. Tôi đã dùng huệ nhãn quán sát thấy bà nhiều kiếp về trước tánh tìnhtham lam keo kiệt, nên kiếp này bà phải chịu quả báo cơ cực nghèo cùng. Vìvậy muốn hết nghèo cùng bà phải dứt lòng tham lam, còn phải thật hànhphương pháp bố thí. Nhân nào thì quả nấy, chắc chắn không sai.
- Ðất ơi! Ngài bảo tôi bố thí, bố thí để giứt lòng tham,nhưng tôi có tham hồi nào đâu? Tại tôi nghèo cùng đến nỗi giơ xương, lòida như thế này, tôi phải đào đâu ra của để mà bố thí.ThưaNgài, Ngài bảo cách nào dù thiên lao vạn khổ gì, già này cũng có thể cốgắng làm được, chớ còn điều này thì xin chịu. Tôi không biết làm cách nàođể làm cho được vừa lòng Ngài. Đây hiện giờ trong tay chỉ có cái bình nàycủa chủ thôi, tôi mang đi để múc nước về, nếu có thể bố thí được thì tôixin bố thí ngay, bất quá về nhà chủ đánh chút thôi, không đến nỗi gì, quenrồi chả sợ. Miễn giờ đây có thể làm đủ theo ý muốn của Ngài là tôi vui lắmrồi.
- Ấy chết! Của chủ bà đem cho đi, về nhà mất bình chủ bàđánh chửi chịu sao nổi?
- Không sao, thưa Ngài! Già đã chịu đựng quen rồi, khôngđến nỗi gì, mà già cũng nghĩ liều mạng bất quá chết là cùng.
- Cũng được, miễn có lòng thành kính là được, không luậnít nhiều. Bà hãy đem bình tìm chỗ nước thật trongvà thật sạch múc đầy bình đem về đây cho tôi.
Tôn giả Ca Chiên Diên tiếp nhận bình nước sạch do tự taybà lão múc đem về dâng. Ngài chú nguyện cho bà, lại dạy bà lão nên ănchay, niệm Phật, làm các công đức v.v… đoạn Ngài hỏi:
- Bà có chỗ ở nào thật sãch sẽ không?
- Tội nghiệp quá nhưng bà về nên cố gắng giữ lòng, lo trọnbổn phận, không nên hiềm hận điều gì cả. Tối đến, đợi khi trong nhà ngủhết, bà hãy lén mở cửa lên nhà trên, vào trong ngồi xếp bằng ngay ngắnniệm Phật, tâm đừng nghĩ gì khác chỉ nên nhất tâm tưởng Phật mà thôi. Bànên nhớ thế.
…Bọn đầy tớ nhà ông Trưởng giả rạng ngày mở cửa, cả sợ,tri hô lên. Ông Trưởng giả hốt hoảng ba chân bốn cẳng vừa chạy vừa quát“Mẹ tớ này sao hôm nay lại trốn lên được đây ngồi chết?  Từ trước đến giờkhông bao giờ mụ được lên đây cả, thế sao hôm nay… Bây đâu, hãy đến gần rờxem bà ta chết đã lâu chưa? Nếu thiệt chết, bây cột chân kéo xác bỏ vàorừng cho quạ kên ăn quách đi là xong chuyện. Mau lên! Không tao đập chếtcả lũ bay nữa bây giờ. Mau lên, mau lên.
Bọn đầy tớ lúi húi tìm dây cột chân làm theo lời ông chủ,nhưng ra khỏi ngõ chúng lại lôi tấm bố đã giấu được đem ra đắp điệm chobà, xong rồi chúng ráp nhau khiêng xác đem bỏ trong rừng lạnh.
Có ai ngờ đâu, lúc bấy giờ bà lão tuy tồi tàn thế, nhưngthần thức của bà đã được sanh lên cõi trời Ðao Lợi, do nhờ sự chú nguyệncủa Tôn giả Ca Chiên Diên và nhờ sự cố gắng niệm Phật của bà.
Bấy giờ ở trên cõi Ðao Lợi có một vị Thiên tử vì hết phướcbáo nên phải hoàn sanh nhân gian, bà lão nhờ sức trì giới, niệm Phật vàcông đức bố thí mà được thế vào địa vị ấy. Nhưng vì ham vui chơi theokhoái lạc của thiên báo mà quên nguyên do gì mình được sanh làm Thiên tử.Song vị Thiên tử này (bà lão bộc) trước đã gây phước lành,kết duyên Phật pháp, nên cảm đến lòng từ của Tôn giả Xá Lợi Phất, Ngài bènđến lân la dọ hỏi để kích thích đạo tâm sẵn có của vị Thiên tử.
Phàm việc gì có ra đều có nguyên nhân cả, hẳn Ngài đã biếtmình từ đâu đến và do nhân duyên gì mà được cảm quả báo làm Thiên tử nhưhôm nay chứ?
Vị Thiên tử cùng các quyến thuộc còn đang ngơ ngác chưahiểu ra làm sao cả, thì Ngài Xá Lợi Phất liềntruyền đạo nhãn cho vị Thiên tử xem. Như chiêm bao chợt tỉnh, vị Thiên tửrối rít tỏ lời cảm tạ ơn Ngài Xá Lợi Phất đã khai thị cho, đồng thời họpcả năm trăm quyến thuộc lễ Ngài, rồi cùng nhau mang hương hoa sang ngayhàn lâm, xông hương, rải hoa cúng dường tử thi.
Ánh sáng của Chư Thiên chiếu khắp cả khu rừng có tử thicủa bà lão bộc làm cho mọi người hết sức kinh dị, nhà ông Trưởng giả cũnghay, cùng kéo nhau đến xem.
Lấy làm lạ, có người đến gần hỏi: “Ðây là người tớ già củanhà chúng tôi vừa chết, thân thể đã sình trương dơ nhớp, khi bà còn sốngngười ta còn ghê tởm ít dám đến gần thay, phương chi nay bả đã chết rồi cógì quý lạ mà quý vị đến đây rải hoa cúng dường? Nghe hỏi vị Thiên tử bènứng tiếp đáp lời thuật rõ ngọn ngành, vì nhân duyên gì mình được bỏ thântôi tớ, sanh làm trời hưởng phước báo vô lượng. Ðoạn vị Thiên tử xây mặtvề phía tịnh xá tưởng nghĩ đến Tôn giả Ca Chiên Diên, rồi vì Chư Thiênquyến thuộc của mình và một số người trần có mặt hôm đó giảng pháp mầu đãlãnh thọ được cho nghe, nào là: Luận về pháp bố thí, giữ giới, niệm Phật,lìa dục v.v…
Nghe xong, năm trăm vị trời ấy tâm được xa lìa trần cấu,chứng nhãn thanh tịnh, đồng bay về thiên cung.
Bấy giờ những người trần có mặt tại đó thảy đều tỉnh ngộ,ông Trưởng giả bấy giờ mới sáng mắt và mới nhận được cái giá trị của conngười không phải ở vật chất mà chính ở tinh thần vậy. Thế là bà lão đã bánđược cái nghèo với một giá cao hết sức tưởng tượng: làm thân trời.
T.P
Ngườita ở đời nghèo gì mà đến nỗi không có một chút bún để bố thí cho một conkiến.



Truyện cổ Phật giáo tập 2

Tác giả : Thích Minh Chiếu sưu tầm

- Truyện Cổ PG tập 1: Hoa Sen Trong Người




Mai hôm ấy, kinh thành Xá Vệ rộn rịp trongcảnh phố phường buổi sáng. Trên các đường lớn ngựa xe tấp nập; từng đoànngười qua lại trong những bộ áo màu sặc sỡ. Các cửa hàng đông nghẹt nhữngngười mua. Tiếng guốc giày của những người quí phái liên tiếp vang lên tạothành những âm thanh ồn ào náo nhiệt. Nhưng đi sâu vào các đường hẻm thìnhững cảnh sống hình như vui tươi, giàu mạnh của số đông người trong haigiai cấp Sát Ðế Lợi và Bà La Môn ấy không còn nữa, mà những cảnh bần cùng,đen tối của hai hạng người Tỳ Xá và Chiên Ðà La hiện ra quá rõ rệt: nhữngchiếc nhà lá thấp lè tè, chật hẹp, đóng cửa từ sáng sớm… Những đứa trẻđang đùa giỡn chọc ghẹo nhau trên vệ đường. Những người tàn tật nghèo khổ lũ lượt đi từ nhà này sang nhà nọ xin nhờ sự bố thí một cách khó khăn…
Như lệ thường, sáng nay Ðức Thế Tôn vàothành để giáo hóa. Bình đẳng, không phân biệt nghèo, giàu, sang, hèn; Ngàiđi hết phố này đến xóm khác.
Ni Ðề, một thanh niên thuộc giai cấp ChiênÐà La, giai cấp thấp nhất ở Ấn Ðộ, đang gánh một gánh phân chạy lon bontrên con đường xóm, thấy Ðức Phật, chàng bối rối, sợ sệt, vội rẽ qua đườngkhác và tự thanh trách; chàng nghĩ rằng mình đã sinh vào nơi thấp kém màcòn phải làm những việc đê hèn như thế này nữa, thật là vô phước quá, đồnglà người thì tại sao người ta lại dìm nhau trong cuộc sống? Tuy rẽ quađường khác nhưng đôi mắt chàng vẫn đăm đăm hướng về hình ảnh trang nghiêm;sáng rực hào quang của Ðức Phật. Một sự ước ao trào dậy trong lòng chàng:Ôi! Biết bao giờ ta được trực tiếp gặp Ðức sáng suốt kia. Càng nhìn lòngchàng càng cảm mộ. Tuy chưa gặp Ðức Phật lần nào, song đức hạnh hoàn  toàncủa Ngài, chàng được nghe nhiều người kể lại.
Hiểu tâm niệm Ni Ðề qua những cử chỉ rụtrè và đôi mắt đăm chiêu, Ðức Phật bước nhanh về phía Ni Ðề. Thấy Phật đến,Ni Ðề hoảng hốt: Vì tự thấy mình nhớp nhúa không đáng gần Phật, phần sợngười bắt tội nên chàng nhanh chân lẩn tránh.
- Con ôi! Như Lai đến với con đây! Sao conlại tránh? Ðức Phật ở xa nói lại với một giọng trong thanh, êm ái.
Ðể đôi thùng xuống, run rẩy Ni Ðề quỳthưa:
- Bạch Ngài con không dám… Có điều chi dạybảo xin Ngài ban cho, xin Ngài đừng đến gần con…
Ðức Phật bước thêm và đến sát Ni Ðề. Ni Ðềcúi xuống và sắc mặt biến xanh, ra vẻ sợ sệt lắm. Nở một nụ cười chan chứatình thương Ðức Phật nói:
- Con ơi! Không ai có quyền bắt tội conđâu, vì chính Như Lai đến với con, chứ không phải con đến với Như Lai. Hơnnữa Như Lai nay không phải là người trong giai cấp vua chúa như Thái tửTất Ðạt Ða ngày xưa, mà là người của tất cả chúng sanh, nhất là hạng ngườiđau khổ như con. Như Lai muốn nói với con một vài câu chuyện… Nghe quanhững lời nói dịu hiền và có lý của Ðức Phật, Ni Ðề bớt lo sợ và nhìn ÐứcPhật một cách kính mến, chàng thưa:
- Chẳng hay Ðức Thế Tôn vẫn đoái hoài đếnngười cùng khổ này sao? Và con đây cũng được Như Lai dạy bảo và được thậthành theo đạo của Như Lai nữa sao?
Một cách nghiêm nghị Ðức Phật hỏi: Ai đãlàm cho các con thắc mắc những điều ấy?
- Bạch Thế Tôn: những đạo sĩ Bà La Mônthường nói chỉ có giai cấp họ và người trong dòng Sát Ðế Lợi mới có quyềnthờ kính Hiền Thánh và có quyền giao thiệp với người đồng giai cấp, chứbọn con thuộc dòng hạ tiện không có phép làm những việc của họ làm và phảitrọn đời phục dịch họ…
Ni Ðề muốn nói nhiều nữa song Ðức Phậtngắt lời và hỏi:
- Vậy con không biết Như Lai ra đời để cứukhổ cho chúng sanh bằng cách phá tan những sự mê tín dị đoan, ỷ lại thầnquyền và đưa chúng sanh đến cuộc sống bình đẳng và an vui sao?
Thôi, giờ đây, con có muốn sống một đờisống tươi đẹp và rộng rãi không? Và con muốn sống gần Như Lai không?
Sung sướng muốn chảy nước mắt, Ni Ðề đáp:- Ðó là điều mà con tưởng không bao giờ thực hiện được; nếu được Như Laicứu độ thì đó là một phước lành của con vậy.
Dịu dàng Ðức Phật cầm tay Ni Ðề dắt đến bờsông gần đấy… Tắm rửa xong, Ni Ðề theo Ðức Phật trở về Tịnh xá Kỳ Hoànđược Phật và Giáo Hội thâu nạp cho là Tỳ kheo, qua một thời gian tinh tấntu luyện vị Tỳ kheo mới nhập đạo này đắc quả Tu Ðà Hoàn rồi lần chứng quảA La Hán.
Bấy lâu Ba Tư Nặc vương bất bình và khônghiểu tại sao Ðức Phật là người của dòng hào thế Thích Ca mà lại độ đệ tửphần nhiều là những người ở hai giai cấp dưới. Nay lại được nghe Ðức Phậtvừa độ cho Ni Ðề, ông càng bất bình hơn nữa. “Ðảnh lễ - ai chứ ta khôngđảnh lễ anh chàng Ni Ðề được…!”. Ba Tư Nặc vương lẩm bẩm như vậy. Càngnghĩ càng tức giận, Ba Tư Nặc vương liền cùng với các vị cận thần đi đếnTịnh xá Kỳ Hoàn để xin Phật đừng độ cho Ni Ðề là Tỳ kheo và từ rày về sauđừng cho những người thuộc cấp hạ tiện (theo quan niệm của ông và nhữngngười trong hai giai cấp trên) xuất gia.
Vừa đến tam quan Tịnh xá Kỳ Hoàn, thấy mộtvị Tỳ kheo đang ngồi trên một hòn đá lớn khâu vá chiếc áo cũ, Ba Tư Nặcvương liền đến nhờ vị Tỳ kheo ấy vào bạch Phật xin cho ông yết kiến. Nhậnlời, vị Tỳ kheo liền xuyên qua hòn đá và ẩn mình đâu mất, làm cho Ba TưNặc vương và các cận thần hoảng sợ nhưng vô cùng khâm phục!
Một lát sau, cũng từ hòn đá ấy hiện ra, vịTỳ kheo khi nãy trả lời cho Ba Tư Nặc vượng:
- Ðại vương cứ vào, Ðức Thế Tôn đã hứacho.
Ba Tư Nặc vương bái chào rồi đi ngay vàotịnh xá.
Ðảnh lễ Ðức Phật xong, Ba Tư Nặc vươngliền hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Thầy Tỳ kheo vừa xin chocon vào yết kiến là ai và tên là gì mà có thần thông quảng đại như vậy?Thầy đã xuyên qua đá cứng một cách nhẹ nhàng, tự tại…
- Ðại vương! Ấy là Ni Ðề, người gánh phânở thành Xá Vệ mà ta đã độ cách đây hơn một tháng, nay đã chứng quả A LaHán nên đã có những thần lực như vậy.
Thấy Ba Tư Nặc vương im lặng và ra chiềusuy nghĩ, Ðức Phật ôn tồn nói thêm:
- Này Ðại vương! Trong đất bùn nhơ nhớp nởlên những cánh sen đầy hương thơm tinh khiết. Ðại vương có thích và có ưahái khống?
- Bạch Thế Tôn! nếu là hoa đẹp hương thơmthì không ai không quý và không muốn hái để ngắm nghía và trang hoàng cả.
- Ðại vương! Cũng vậy tuy là người ở trongcác giai cấp dưới (ấy là do con người phân chia), nhưng nhờ sự trau dồiđức hạnh, rèn luyện trí tuệ mà trở thành Thánh Hiền thì người trí tuệ cónên cung kính cúng dường không?
- Bạch Thế Tôn! Ðã là Thánh Hiền thì rấtđáng cho phàm phu chúng con cung kính cúng dường lắm!
- Lành thay! Ðại vương quả là người sángsuốt biết quý trọng “giá trị chân thật” của con người.
Mặt trời làm tan mây mù ra sao thì nhữnglời của Ðức Phật cũng làm tan những ý niệm khinh rẻ chán ghét Ni Ðề và cácngười trong hai giai cấp dưới của Ba Tư Nặc vương thế ấy… Bắt đầu từ đóông vô cùng kính phục tài năng và đức hạnh của Ni Ðề, vị Tỳ kheo mà ông đãgặp ở tam quan.
Ba Tư Nặc vương lại xin Phật cho thỉnh ALa Hán Ni Ðề ngày mai vào nội thành để giáo hóa cho hoàng tộc và nhân dânvà cũng để ông cúng dường luôn thể. Phật hứa cho, Ba Tư Nặc và các vị cậnthần đảnh lễ và trở ra tam quan để trực tiếp cung thỉnh vị A La Hán thầnthông tự tại khi nãy.
Ðược vị A La Hán này chấp nhận, Ba Tư Nặcvương vô cùng sung sướng. Trên đường về ông không ngớt tán thán Ðức Phật,đấng hiện thân của bình đẳng và Giáo Hội của Ngài là một đoàn thể đầy đủtài năng và đức độ.
Thiện Châu
Không có giai cấp khi trong máu người cùngđỏ.
Không có giai cấp khi trong nước mắt ngườicùng mặn.


Truyện cổ Phật giáo tập 1
Tác giả : Thích Minh Chiếu sưu tầm


- CHÚ SA-DI CỨU ĐÀN KIẾN



Ngày xưa có một chú Sa-di theo một vị cao Tăng xuất gia học đạo.
Một ngày nọ, vị cao Tăng xem biết được chú Sa-di này chỉ còn sống được bảy ngày nữa là sẽ chết, cho nên trong thâm tâm rất thương xót băn khoăn. Vì chú ta là người đệ tử biết cung kính nghe lời thầy dạy và hết lòng hầu hạ thầy. Do đó, vị cao Tăng tâm sự với học trò:
- Này con, đã lâu lắm rồi con chưa về thăm cha mẹ! Hôm nay Ta cho phép con trở về thăm cha mẹ cho tròn tình hiếu tử, và nhớ rằng sau tám ngày là trở lại chùa nhé!
Vị cao Tăng biết rõ học trò của mình chỉ sống được trong vòng bảy ngày nên khuyên đệ tử tám ngày mới trở lại. Đúng tám ngày sau, thật bất ngờ chú Sa-di trở về chùa đúng hẹn. Vị cao Tăng rất kinh ngạc khi trông thấy trên khuôn mặt của người học trò hôm nào rực rỡ ánh hồng, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nên hỏi:
- Này con, xưa nay thầy đoán mọi sự việc xảy ra như thần, thầy biết trước nội trong thời gian bảy ngày con sẽ qua đời, nhưng cớ sao sau tám ngày vẫn còn sống và có thể trở lại? Hơn thế nữa, thầy xem thấy tướng mạo lại tươi sáng, tướng tai ách ngày nào lại biến đâu mất nữa?
Chú Sa-di cũng rất kinh ngạc trước những lời thầy mình nói ra, và cũng không biết phải trả lời thầy mình như thế nào. Vị cao Tăng tức khắc liền ngồi nhập định Tam-muội, chẳng bao lâu đã biết rõ mọi việc xảy ra đối với đệ tử của mình, liền nói:
- Này con, trong lúc trở về nhà con đã cứu sống rất nhiều kiến, đúng không?
Chú Sa-di ngạc nhiên và trả lời:
- À! Vâng đúng rồi bạch Sư phụ! Trên đường trở về nhà con trông thấy một đàn kiến bị nước lũ cuốn trôi, cảm thương cho số phận của chúng nên con đã dùng một cành cây để cứu chúng thoát nạn. 
- Này con, người làm điều nhân từ nhất định sẽ được sống lâu, đúng như cổ đức từng dạy: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Con đã cứu sống được vô số sinh mạng thì trong tương lai nhất định con sẽ được sống lâu, phước đức của con ắt không nhỏ. Thế nhưng, còn phải cố gắng cứu độ sinh linh bằng cách làm công việc hoằng dương chánh pháp, phát huy tinh thần từ bi của đức Phật cứu độ cuộc đời, phải luôn luôn đề xướng khuyên người không được sát sinh hại vật.
Chú Sa-di tạc dạ ghi lòng những lời thầy mình dạy. Về sau, chú ta trở thành một vị cao Tăng tài đức vẹn toàn.

Trích: Thương yêu sự sống

Tác giả: Thích Tâm An


- Truyện Thiền: THẾ À !



(Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.)

Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.

Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.

Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.

Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Thế à.” Thiền sư chỉ nói vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt. Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.

Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.

Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.

Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Thế à.”

(st)



- KHI GẶP HOÀN CẢNH KHÔNG VUI NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?


Trong Kinh Kim Cang, Phật có dạy: “Phàm những vật có hình tướng đều là hư vọng”. Muôn người và muôn vật chỉ tồn tại trong nhất thời, như mây khói bay qua, hà tất gì cần phải phóng tâm theo nó, tự mình cũng có thể vượt qua. Đó là sự ngu si của chúng ta. Thường nghĩ mọi người đều tốt, không nghĩ đến việc xấu của người thì chúng ta sẽ có an lạc. Ngược lại, ngày ngày chỉ biết nhìn lỗi người, không muốn mọi người tốt như mình, đó là tự mình chiêu cảm lấy khổ đau. Mọi người có liên can đến mình hay không? Khổ đau không phải do người khác đem đến cho mình, chỉ tự mình đi tìm lấy nó. Người như vậy thật là ngu si. Trong kinh gọi là điên đảo mê lầm. Hãy suy nghĩ kỹ lời Phật dạy. Chúng ta muốn được nhiều phước báo, phải luôn luôn nhớ nghĩ đến việc tốt của người, không nên nhìn lỗi của người. Dù người có lỗi lầm, dù người có làm việc xấu, chúng ta cũng luôn nhớ nghĩ đến những việc tốt của họ đã làm. Dùng thái độ lương thiện đối xử với người như vậy, chẳng những tự mình được phước mà còn có thể giúp người ác chuyển thành người lương thiện, đó là vô lượng công đức. Không làm ác cho người mà đối xử tốt với người, chúng ta mới có thể chân chính đạt được hạnh phúc an vui.


Trích: Phật giáo là gì?, 

Tác giả: Thích Tâm An

- Nghiệp Báo Khó Tránh



Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Có vị Tỳ Kheo đem lời ác đến mạ nhục Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên. Phật ba lần can gián nhưng vị Tỳ Kheo này không biết cãi hối.
Thời gian sau, vị Tỳ Kheo ấy thân bị ghẻ lở khắp mình đau nhức rồi chết. Khi chết thần thức đọa vào địa ngục.

Phật dùng Thiên nhãn nhìn thấy bèn họp chúng dạy: "Xét người ở đời búa để trong miệng. Sở dĩ giết người bởi do lời ác" (Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu cung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn). Thế nên Tỳ Kheo các ngươi phải tự răn dè!

Bình:

Bài kinh này Phật nhắc lại quả báo của lời nói ác để răn dạy các thầy Tỳ Kheo.
Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, nó có thể gây khổ đau cho người ta hiện đời cũng như nhiều kiếp. Qua câu chuyện Phật kể trên chúng ta đã thấy rõ.
Giờ thử tìm hiểu nguyên nhân người ta lại nói lời độc ác. Sỏ dĩ buông ra những lời độc ác là do nóng giận mà ra. Vì vậy muốn không khởi lời nói ác, Phật dạy chúng ta phải tu hạnh nhẫn nhục: Nhịn chịu những lời nói trái tai, những hành động nghịch ý, những cử chỉ thiếu lễ độ... của kẻ khác để tâm ta luôn luôn mát mẻ dịu hiền. Phải luôn luôn nhớ câu Phật dạy: "Lời nói ác như búa để trong miệng, sỏ dĩ giết người do lời nói ác" để tự răn mình.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: "Người ác hại người hiền như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà mình bị lấm. Lại cũng như ngước mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt chẳng đến trời mà rơi xuống mặt mình".

Xét lại lời Phật nói trên thật là chí lý. Lời nói ác chỉ tự chuốc họa vào thân mình mà thôi. Tục ngữ có câu: "Ngậm máu phun ngưòi miệng mình dơ trước" là vậy.

Một điều lợi ích rất lớn khi người ta biết dằn cơn nóng giận, không để thốt lên lời nói ác. Trong Kinh Pháp Cú có câu: "Nếu bị người ta mắng mà không mắng lại, là tự cứu mình và cứu người". Tại sao? Vì nếu người ta cãi với mình mà mình làm thinh, thì họ hết cãi (trái lại thì sanh ấu đã). Họ sân với mình mà mình không sân tức là mình đã chinh phục được họ.

Người thế gian không hiểu lý này, cho là ngu si hay yếu đuối. Sự thực đây là việc làm của kẻ có trí tuệ và đầy đủ nghị lực. Phải mạnh lắm mới có thể nhẫn được, nếu yếu ớt nghe một câu trái tai tức nổi giận liền. Vậy muốn thân tâm mát mẻ, lời nói ra có đạo đức hiền từ, chúng ta phải dứt tâm phân biệt hơn thua, phải quấy, khi tâm hơn thua, phải quấy dứt thì lòng yêu ghét không còn, tâm nóng giận cũng theo đó mà hết. Hiện đời ta được an lạc và tương lai cũng tránh được quả báo khổ đau, đó là người hùng trong đạo vậy.



Trích: Nhặt Lá Bồ Ðề, Tập 2_HT.Thích Thanh Từ



- Nết hạnh phụng dưỡng mẹ cha


- Nếu cha mẹ đã quá vãng thì bổn phận làm con nên cố gắng làm mọi việc lành, rồi hồi hướng đến cha mẹ hằng ngày. Người con nào làm được như thế mới gọi là con có hiếu và đáp đền được công ơn sanh dưỡng trong muôn một.

- Người nào có phước mới còn cha mẹ tại tiền. Người còn có cha mẹ tại tiền trong nhà, cũng như có chư thánh nhân trong nhà vậy. Theo Đức Thế Tôn, cha mẹ có thể sánh với chư thánh nhân, bởi vậy cúng dường đến cha mẹ có phước vô luợng vô biên, cũng như cúng dường cho các bậc A La Hán vậy.
Phàm người biết công ơn cha mẹ thì phải lo cách đáp đền bằng vật chất và bằng tinh thần.

- Đền đáp công ơn bằng vật chất phải thực hành như thế này là:
1. Phải hết lòng cung kính cha mẹ, không bao giờ dám nói một lời nào vô lễ, làm trái ý.
2. Phải lo phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp vật thực, thuốc uống, y phục và chỗ ở. Phải quạt nồng đắp lạnh, sớm thăm tối viếng cha mẹ, cũng như khi ta còn nhỏ cha mẹ lo cho ta.
3. Phải lo chăm nom săn sóc cha mẹ khi có bệnh.
4. Phải bỏ việc gia đình của mình để làm việc cho cha mẹ trước, và không bao giờ nghĩ đến việc riêng của mình khi chưa làm xong công việc của cha mẹ.

- Đền đáp công ơn cha mẹ về tinh thần là:
1. Gắng hết sức giữ gìn thanh danh của gia đình, không để cho người đời khinh bỉ, hơn nữa gắng làm sao thanh danh của gia đình càng ngày càng được người ca tụng.
2. Gắng làm cho mình ra người đáng thọ hưởng gia tài của cha mẹ để lại.
3. Khi cha mẹ ta không có đức tin với Tam Bảo, không thọ tam qui ngũ giới, tự mình cố gắng khuyên; nếu không được, thì gắng nhờ các bậc trí thức giảng giải hộ mình hoặc chư Tăng hay các bậc đại đức thuyết pháp độ cha mẹ.
4. Ít lắm ta cũng phải làm sao thuyết phục được cha mẹ thọ tam qui ngũ giới.
5. Dẫn dắt cha mẹ vào chùa nghe pháp, bố thí và học minh sát tuệ. Người làm tròn được những đều trên đây mới gọi là con biết yêu thương cha mẹ và báo đền được muôn một công ơn cha mẹ.

- Phần người con biết đền đáp công ơn cha mẹ, thì được những sự hạnh phúc là:
1. Không bị mất sự lợi ích.
2. Sẽ được thoát khỏi những điều kinh sợ.
3. Sẽ thoát khỏi được tất cả tai nạn.
4. Sẽ được lợi lộc do các bậc trí thức hay vua chúa ban cho.
5. Sẽ được quyền cao chức lớn do vua phong.
6. Hằng được sự ngợi khen của hàng đại chúng ở mọi nơi và mọi trường hợp.
7. Sẽ thoát khỏi sự ám hại của kẻ bất lương.
8. Khi có bị tai nạn cũng có chư thiên đến cứu.
9. Sau khi chết được sanh về cõi trời.
10. Sẽ được sanh về cõi Niết Bàn.
11. Đi theo con đường của chư Bồ tát và chư thánh nhân.



- Trích: Giảng giải 38 pháp Hạnh Phúc
Pháp sư Maha Thongkham
(Bình Anson hiệu đính, 2006)


BÀI VĂN HAY TRÍCH TỪ KINH SÁCH:

Thursday 16 June 2011

- Những chuyện niệm Phật vãng sinh lưu xá lợi.


NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/p10720a10804/nhung-chuyen-niem-phat-vang-sinh-luu-xa-loi


Quán Thế Âm Đại Bồ-Tát nói: " Các pháp ở thế gian đều như huyễn. Tiếp tục xưng niệm danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật mà không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự ... đó là danh-hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc ... tròn đầy chiếu suốt mười phương 

Nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội thành Bồ-Đề Thật Tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Trí Tự Chứng ... niệm niệm tương ứng với Đại Địa Bồ-Tát "

- Niệm Phật Thành Phật - Pháp Sư Tịnh Không




Nguồn sách: http://thuvienhoasen.org/a18463/niem-phat-thanh-phat-phap-su-tinh-khong

TẤT CẢ PHÁP TỪ TÂM TƯỞNG SANH

 Nếu hàng ngày tưởng nhớ Phật, nhất định biến thành Phật. “Chuyển biến tối thắng” ( Chuyển biến thù thắng nhất), thì chuyển thành cảnh giới Phật. 

Quý vị nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ Tát. Nghĩ cái gì thì biến thành cái đó. Đây không phải do chư Phật, Bồ Tát làm chủ quyết định, không phải do Thượng đế, càng không phải là vua Diêm La (Diêm Vương) quyết định được, mà do ý niệm của quý vị đang chi phối quyết định… 

Phật giáo dạy chúng ta tu hành, nền tảng lý luận xây lên từ đây. Do đó, dạy quý vị “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật), vậy thì sao không niệm Phật, không nghĩ tưởng về Phật? 

Thường nhìn vào điểm tốt của người ta, người này tương lai nhất định sinh về “Tam thiện đạo”; thường nhìn vào điểm xấu của người khác, người ấy tương lai ắt đọa “Tam ác đạo”. Thiện, ác hai đường đều do tâm tưởng sinh ra. Quý vị hiểu rõ sự thật chân tướng, thiện ác hai đường đều không chọn lấy, chí nguyện cao nhất chỉ có một mục tiêu là muốn thành Phật.

Wednesday 15 June 2011

- Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật - PS.Tịnh Không




NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/a51847/nhin-thau-la-tri-tue-chan-that




“Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hếtthảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy làngười làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất.” HT. Tịnh Không

21. Lúc chúng ta niệm Phật phải nhớ rõ “tâm như Phật”, [nghĩa là] tâm của chúng ta giống như tâm Phật. Tâm Phật là tâm như thế nào? Đó là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, giác mà không mê. Cho nên lúc chúng ta niệm Phật, tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải giống như tâm Phật, thân tâm và thế giới thảy đều buông xuống. Các pháp thế gian hết thảy tùy duyên là được rồi, đừng phan duyên. Vì phan duyên tâm sẽ chẳng thanh tịnh, sẽ chẳng bình đẳng. Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy là người làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất. Cũng tức là buông xuống hết thảy vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, đó gọi là thật sự giác ngộ. “Nhìn thấu, buông xuống” là tu phước huệ hạng nhất. Cho nên tâm phải giống như tâm Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật.

Thursday 2 June 2011

- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP_Lý Bỉnh Nam biên soạn

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP
Giải đáp những nghi vấn liên quan đến pháp môn Tịnh độ
Lý Bỉnh Nam biên soạn
Thích Đức Trí dịch

NGUỒN SÁCH: http://www.ducquanam.com/bai_viet/phathocvandap_in_20_12.pdf



Hỏi: Từ đâu để đi đến được thế giới Tây phương cực lạc?

Trả lời: Từ tâm mà đi. Vấn đề này cần phải cẩn thận nghe 
kinh hay đọc kinh điển và chú giải mới có thể hiểu biết rõ 
ràng. Vì đại thiên thế giới đều do tâm tạo, Tây phương cực 
lạc không ngoài lẽ tự nhiên đó. Nhưng mà cần nhận thức 
rõ hai chữ “Duy tâm”. Không phải trong chốc lát mà hiểu 
hết được hai chữ này, e rằng nói không hết và sẽ hiểu sai 
vấn đề. Do vậy, nếu chưa rõ những nghĩa trên thì cần phải 
nhẫn nại tin lời Phật dạy là không hư dối, phát nguyện 
vãng sanh, thì đến lúc lâm chung nhất định sẽ được Đức 
Phật A Di Đà tiếp dẫn, từ đó thoát khỏi luân hồi lục đạo, 
xa rời biển khổ sanh tử. Cũng như bác sĩ kê toa thuốc, nếu 
bạn muốn học đặc tính của các món thuốc đó, sau đó mới 
dùng thì sẽ muộn mất rồi, làm sao mà trị lành bệnh được?


Hỏi: Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

Trả lời: Nam mô có nghĩa là quy y, kính lễ. A Di Đà Phật là 
danh từ chỉ một vị Phật, còn có nghĩa là Vô lượng quang, 
Vô lượng thọ. Tất cả nghĩa đó chỉ cho trí tuệ, từ bi và sức 
thần thông vô lượng vô biên, ngôn ngữ không thể nói hết. 
Vấn đề này cần phải đọc kinh A Di Đà mới biết đến nơi, 
đến chốn. Nếu chưa có đủ khả năng học kinh thì trước hết 
nên xem qua các tác phẩm “Sơ cơ tịnh nghiệp chỉ nam”, “Kì 
lộ chỉ quy” (Giác Hải Từ Hàng) và “Phật học thiển thuyết”. 
Chỉ cần xem qua vài lần thì biết rõ hơn. Nếu không hiểu rõ 
sẽ sanh mê tín và dễ dàng thối tâm.


Hỏi: Người không ăn chay mà niệm Phật có thể được vãng sanh 
không?

Trả lời: Tuy không ăn chay, nhưng cần giữ giới sát, phương 
tiện tạm thời là ăn ngũ tịnh nhục, như vậy sẽ không chướng 
ngại vãng sanh.

 Ngũ tịnh nhục bao gồm: 
1. Trường hợp thịt các loài động vật bị giết mà không tận mắt nhìn thấy; 
2. Thịt các loài động vật bị giết kêu đau đớn mà không tận tai nghe;
3. Thịt đó không vì mình mà động vật phải bị giết; 
4. Thịt loài động vật tự nhiên bị chết;
5. Thịt từ các loài vật khác ăn thừa.



Hỏi: Người tại gia lập gia đình sanh con đẻ cháu, duy trì nòi giống 
đời sau. Quan hệ giữa vợ chồng là chánh dâm. Đang lúc phát sanh 
quan hệ, tự nhiên danh hiệu khởi lên trong tâm giống như bánh 
xe đang chuyển động, đây chính là không niệm mà tự động niệm. 
Ngay chỗ mà ba nghiệp không sạch sẽ, Thánh hiệu tự nhiên xuất 
hiện, thì nên quán tưởng thế nào? Những vấn đề giống như thế 
trước đây không dám viết thư hỏi thầy vì sợ sự hỏi đáp này làm ô 
nhiễm việc học Phật pháp. Nhưng mà nghĩ đến người sau này có 
thể gặp những vấn đề như thế, những bạn đạo khác cũng gặp vấn 
đề như thế, cho nên mạo muội thẳng thắn mà thưa hỏi, cầu xin 
thầy chỉ dạy.

Trả lời: Với bối cảnh như vậy mà không quên tịnh niệm, 
có thể biết thường ngày dụng công rất sâu. Mục đích tránh 
đi sự không cung kính thì nên nhanh chóng chuyển niệm, 
có thể quán tưởng hoa sen, cây báu, lầu các, ao vàng. Như 
vậy tuy chỗ uế mà không mất tịnh niệm, giống như hoa 
sen mọc ở ao hồ mà không bị nhiễm bùn nhơ, thì không 
có vấn đề là không cung kính. Mong đạo hữu có thể lãnh 
hội ý nghĩa đó.


Hỏi: Nếu như ở trong phòng ngủ hay ở tại nhà vệ sinh mà niệm 
Phật, bất kể là niệm Phật thành tiếng hay niệm thầm, như vậy có 
phải là không có sự cung kính?

Trả lời: Trong phòng ngủ có thể niệm Phật thành tiếng, 
nhưng sau khi nằm xuống thì nên niệm thầm, không nên 
niệm thành tiếng. Tại nhà vệ sinh cũng nên niệm thầm, 
không nên niệm thành tiếng. Ở đây không phải là không 
cung kính, bởi vấn đề đại, tiểu tiện là không thể tránh 
khỏi. Nơi phòng ngủ, chỗ sinh hoạt thường xuyên, cần 
phải niệm Phật liên tục, tại sao lại không? Tại những nơi 
không sạch sẽ thì có thể áp dụng phương pháp niệm thầm.

Wednesday 1 June 2011

- Luận hoa nghiêm niệm Phật Tam - muội



03. Niệm danh tự Phật để thành tựu phương tiện hay nhất

   Pháp thân không có hình tướng, giả mượn danh tự để trình bày. Báo thân và hóa thân vô biên nhờ danh tự mà được biết đến đầy đủ. Bài kệ tán trong phẩm Tu-di: 
“Thà chịu khổ địa ngục
Được nghe danh tự Phật
Không hưởng vô lượng vui
Không nghe danh tự Phật”.

   Sở dĩ trong vô số kiếp ở đời quá khứ, chịu khổ trôi lăn trong sinh tử vì chẳng được nghe danh tự Phật. Chỉ cần nghe được danh tự Phật là đã trồng nhân tốt, huống chi luôn luôn niệm liên tục.

   Như trong kinh Văn-thù Bát-nhã ghi: “Muốn nhập Nhất Hạnh Tam-muội, phải ở nơi vắng vẻ, bỏ các loạn tưởng, chẳng chấp tướng mạo, buộc tâm vào một đức Phật, chuyên xưng danh tự, tùy theo Phật ở hướng nào, ngồi thẳng quay mặt về hướng ấy buộc niệm tương tục vào một đức Phật, thì ở trong niệm đó thấy được các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Vì sao? Vì công đức niệm một đức Phật bằng công đức niệm vô lượng đức Phật”.

   Kinh A-di-đà cũng lấy chấp trì danh hiệu làm chánh nhân vãng sinh. Cho nên biết công đức của danh tự không thể nghĩ bàn.
   Như bài kệ tán trong phẩm Đâu-suất:
“Lấy Phật làm cảnh giới
Chuyên niệm không ngừng nghỉ
Người này được thấy Phật
Số Phật bằng với tâm”.
   Phẩm Hiền Thủ nói:
“Nếu thường niệm Phật, tâm bất động
Ắt thường trông thấy vô lượng Phật
Nếu thường trông thấy vô lượng Phật
Ắt thấy Như Lai thể thường trụ”.

   Bài kệ trước luận về trì danh nên nói “số”, bài kệ sau gồm cả báo thân và hóa thân để thấu suốt pháp thân nên nói “vô lượng”. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết số hữu lượng mà không biết số siêu việt lượng, biết danh tự của tức số mà chẳng biết danh tự của siêu việt số, biết danh tự của siêu việt số nên suốt ngày niệm mà chưa từng niệm, biết số của siêu việt lượng nên niệm một đức Phật tức gồm hết tất cả Phật.

   Phẩm Tùy Hảo Quang Minh ghi: “Như ta nói ngã mà chẳng chấp ngã, chẳng chấp ngã sở. Tất cả chư Phật cũng vậy, tự nói là Phật nhưng chẳng chấp ngã và ngã sở”.

   Nhưng người mới vào môn này ắt phải dựa vào số, hằng ngày cần phải hạn định khóa trình, từ một đến vạn, từ vạn đến ức, niệm chẳng rời Phật, Phật chẳng khác tâm, như trăng ở trong nước mà trăng chẳng phải ở trong nước; như xuân ở tại cành hoa mà xuân chẳng phải ở ngoài cành hoa. Niệm Phật như vậy thì danh tự tức pháp thân, vì tánh của danh tự chẳng thể thủ đắc. Pháp thân tức danh tự vì pháp thân hiện hữu ở khắp mọi nơi, cho đến báo thân và hóa thân cũng chẳng khác danh tự. Cũng vậy, danh tự chẳng khác báo thân và hóa thân. Cho nên, phẩm Như Lai Danh Hiệu nói: “Danh hiệu của một đức Như Lai đồng đẳng với pháp giới hư không giới, tùy theo tâm chúng sinh mà mỗi người đều thấy biết khác nhau”. Như thế, đủ biết các danh tự của thế gian đều là danh tự Phật, chỉ cần nêu ra bất cứ một danh tự Phật nào cũng đều bao gồm hết danh tự của thế gian.



   Phẩm Tỳ-lô-giá-na viện dẫn các đức Phật quá khứ có danh tự bất đồng, nhưng chỉ cần dùng một danh tự Tỳ-lô là bao gồm hết, vì tất cả các đức Phật đều có tạng thân Tỳ-lô xưa nay không khác. Như vậy, niệm Phật, thọ trì danh tự một đức Phật thì gồm thu pháp giới. Danh tự là toàn pháp giới nên toàn pháp giới gồm thu, chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, cũng chẳng phải phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng cạnh, phương trên, phương dưới, mười phương, ba thời gian không sót trong lúc đang niệm, chẳng trải qua một Sát-na (thời gian cực ngắn) đã thành Phật rồi.