Thursday 16 June 2011

- Những chuyện niệm Phật vãng sinh lưu xá lợi.


NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/p10720a10804/nhung-chuyen-niem-phat-vang-sinh-luu-xa-loi


Quán Thế Âm Đại Bồ-Tát nói: " Các pháp ở thế gian đều như huyễn. Tiếp tục xưng niệm danh-hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật mà không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự ... đó là danh-hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc ... tròn đầy chiếu suốt mười phương 

Nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội thành Bồ-Đề Thật Tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Trí Tự Chứng ... niệm niệm tương ứng với Đại Địa Bồ-Tát "

- Niệm Phật Thành Phật - Pháp Sư Tịnh Không




Nguồn sách: http://thuvienhoasen.org/a18463/niem-phat-thanh-phat-phap-su-tinh-khong

TẤT CẢ PHÁP TỪ TÂM TƯỞNG SANH

 Nếu hàng ngày tưởng nhớ Phật, nhất định biến thành Phật. “Chuyển biến tối thắng” ( Chuyển biến thù thắng nhất), thì chuyển thành cảnh giới Phật. 

Quý vị nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ Tát. Nghĩ cái gì thì biến thành cái đó. Đây không phải do chư Phật, Bồ Tát làm chủ quyết định, không phải do Thượng đế, càng không phải là vua Diêm La (Diêm Vương) quyết định được, mà do ý niệm của quý vị đang chi phối quyết định… 

Phật giáo dạy chúng ta tu hành, nền tảng lý luận xây lên từ đây. Do đó, dạy quý vị “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật), vậy thì sao không niệm Phật, không nghĩ tưởng về Phật? 

Thường nhìn vào điểm tốt của người ta, người này tương lai nhất định sinh về “Tam thiện đạo”; thường nhìn vào điểm xấu của người khác, người ấy tương lai ắt đọa “Tam ác đạo”. Thiện, ác hai đường đều do tâm tưởng sinh ra. Quý vị hiểu rõ sự thật chân tướng, thiện ác hai đường đều không chọn lấy, chí nguyện cao nhất chỉ có một mục tiêu là muốn thành Phật.

Wednesday 15 June 2011

- Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật - PS.Tịnh Không




NGUỒN SÁCH: http://quangduc.com/a51847/nhin-thau-la-tri-tue-chan-that




“Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hếtthảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy làngười làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất.” HT. Tịnh Không

21. Lúc chúng ta niệm Phật phải nhớ rõ “tâm như Phật”, [nghĩa là] tâm của chúng ta giống như tâm Phật. Tâm Phật là tâm như thế nào? Đó là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, giác mà không mê. Cho nên lúc chúng ta niệm Phật, tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải giống như tâm Phật, thân tâm và thế giới thảy đều buông xuống. Các pháp thế gian hết thảy tùy duyên là được rồi, đừng phan duyên. Vì phan duyên tâm sẽ chẳng thanh tịnh, sẽ chẳng bình đẳng. Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy là người làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất. Cũng tức là buông xuống hết thảy vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, đó gọi là thật sự giác ngộ. “Nhìn thấu, buông xuống” là tu phước huệ hạng nhất. Cho nên tâm phải giống như tâm Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật.

Thursday 2 June 2011

- PHẬT HỌC VẤN ĐÁP_Lý Bỉnh Nam biên soạn

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP
Giải đáp những nghi vấn liên quan đến pháp môn Tịnh độ
Lý Bỉnh Nam biên soạn
Thích Đức Trí dịch

NGUỒN SÁCH: http://www.ducquanam.com/bai_viet/phathocvandap_in_20_12.pdf



Hỏi: Từ đâu để đi đến được thế giới Tây phương cực lạc?

Trả lời: Từ tâm mà đi. Vấn đề này cần phải cẩn thận nghe 
kinh hay đọc kinh điển và chú giải mới có thể hiểu biết rõ 
ràng. Vì đại thiên thế giới đều do tâm tạo, Tây phương cực 
lạc không ngoài lẽ tự nhiên đó. Nhưng mà cần nhận thức 
rõ hai chữ “Duy tâm”. Không phải trong chốc lát mà hiểu 
hết được hai chữ này, e rằng nói không hết và sẽ hiểu sai 
vấn đề. Do vậy, nếu chưa rõ những nghĩa trên thì cần phải 
nhẫn nại tin lời Phật dạy là không hư dối, phát nguyện 
vãng sanh, thì đến lúc lâm chung nhất định sẽ được Đức 
Phật A Di Đà tiếp dẫn, từ đó thoát khỏi luân hồi lục đạo, 
xa rời biển khổ sanh tử. Cũng như bác sĩ kê toa thuốc, nếu 
bạn muốn học đặc tính của các món thuốc đó, sau đó mới 
dùng thì sẽ muộn mất rồi, làm sao mà trị lành bệnh được?


Hỏi: Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là gì?

Trả lời: Nam mô có nghĩa là quy y, kính lễ. A Di Đà Phật là 
danh từ chỉ một vị Phật, còn có nghĩa là Vô lượng quang, 
Vô lượng thọ. Tất cả nghĩa đó chỉ cho trí tuệ, từ bi và sức 
thần thông vô lượng vô biên, ngôn ngữ không thể nói hết. 
Vấn đề này cần phải đọc kinh A Di Đà mới biết đến nơi, 
đến chốn. Nếu chưa có đủ khả năng học kinh thì trước hết 
nên xem qua các tác phẩm “Sơ cơ tịnh nghiệp chỉ nam”, “Kì 
lộ chỉ quy” (Giác Hải Từ Hàng) và “Phật học thiển thuyết”. 
Chỉ cần xem qua vài lần thì biết rõ hơn. Nếu không hiểu rõ 
sẽ sanh mê tín và dễ dàng thối tâm.


Hỏi: Người không ăn chay mà niệm Phật có thể được vãng sanh 
không?

Trả lời: Tuy không ăn chay, nhưng cần giữ giới sát, phương 
tiện tạm thời là ăn ngũ tịnh nhục, như vậy sẽ không chướng 
ngại vãng sanh.

 Ngũ tịnh nhục bao gồm: 
1. Trường hợp thịt các loài động vật bị giết mà không tận mắt nhìn thấy; 
2. Thịt các loài động vật bị giết kêu đau đớn mà không tận tai nghe;
3. Thịt đó không vì mình mà động vật phải bị giết; 
4. Thịt loài động vật tự nhiên bị chết;
5. Thịt từ các loài vật khác ăn thừa.



Hỏi: Người tại gia lập gia đình sanh con đẻ cháu, duy trì nòi giống 
đời sau. Quan hệ giữa vợ chồng là chánh dâm. Đang lúc phát sanh 
quan hệ, tự nhiên danh hiệu khởi lên trong tâm giống như bánh 
xe đang chuyển động, đây chính là không niệm mà tự động niệm. 
Ngay chỗ mà ba nghiệp không sạch sẽ, Thánh hiệu tự nhiên xuất 
hiện, thì nên quán tưởng thế nào? Những vấn đề giống như thế 
trước đây không dám viết thư hỏi thầy vì sợ sự hỏi đáp này làm ô 
nhiễm việc học Phật pháp. Nhưng mà nghĩ đến người sau này có 
thể gặp những vấn đề như thế, những bạn đạo khác cũng gặp vấn 
đề như thế, cho nên mạo muội thẳng thắn mà thưa hỏi, cầu xin 
thầy chỉ dạy.

Trả lời: Với bối cảnh như vậy mà không quên tịnh niệm, 
có thể biết thường ngày dụng công rất sâu. Mục đích tránh 
đi sự không cung kính thì nên nhanh chóng chuyển niệm, 
có thể quán tưởng hoa sen, cây báu, lầu các, ao vàng. Như 
vậy tuy chỗ uế mà không mất tịnh niệm, giống như hoa 
sen mọc ở ao hồ mà không bị nhiễm bùn nhơ, thì không 
có vấn đề là không cung kính. Mong đạo hữu có thể lãnh 
hội ý nghĩa đó.


Hỏi: Nếu như ở trong phòng ngủ hay ở tại nhà vệ sinh mà niệm 
Phật, bất kể là niệm Phật thành tiếng hay niệm thầm, như vậy có 
phải là không có sự cung kính?

Trả lời: Trong phòng ngủ có thể niệm Phật thành tiếng, 
nhưng sau khi nằm xuống thì nên niệm thầm, không nên 
niệm thành tiếng. Tại nhà vệ sinh cũng nên niệm thầm, 
không nên niệm thành tiếng. Ở đây không phải là không 
cung kính, bởi vấn đề đại, tiểu tiện là không thể tránh 
khỏi. Nơi phòng ngủ, chỗ sinh hoạt thường xuyên, cần 
phải niệm Phật liên tục, tại sao lại không? Tại những nơi 
không sạch sẽ thì có thể áp dụng phương pháp niệm thầm.

Wednesday 1 June 2011

- Luận hoa nghiêm niệm Phật Tam - muội



03. Niệm danh tự Phật để thành tựu phương tiện hay nhất

   Pháp thân không có hình tướng, giả mượn danh tự để trình bày. Báo thân và hóa thân vô biên nhờ danh tự mà được biết đến đầy đủ. Bài kệ tán trong phẩm Tu-di: 
“Thà chịu khổ địa ngục
Được nghe danh tự Phật
Không hưởng vô lượng vui
Không nghe danh tự Phật”.

   Sở dĩ trong vô số kiếp ở đời quá khứ, chịu khổ trôi lăn trong sinh tử vì chẳng được nghe danh tự Phật. Chỉ cần nghe được danh tự Phật là đã trồng nhân tốt, huống chi luôn luôn niệm liên tục.

   Như trong kinh Văn-thù Bát-nhã ghi: “Muốn nhập Nhất Hạnh Tam-muội, phải ở nơi vắng vẻ, bỏ các loạn tưởng, chẳng chấp tướng mạo, buộc tâm vào một đức Phật, chuyên xưng danh tự, tùy theo Phật ở hướng nào, ngồi thẳng quay mặt về hướng ấy buộc niệm tương tục vào một đức Phật, thì ở trong niệm đó thấy được các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại. Vì sao? Vì công đức niệm một đức Phật bằng công đức niệm vô lượng đức Phật”.

   Kinh A-di-đà cũng lấy chấp trì danh hiệu làm chánh nhân vãng sinh. Cho nên biết công đức của danh tự không thể nghĩ bàn.
   Như bài kệ tán trong phẩm Đâu-suất:
“Lấy Phật làm cảnh giới
Chuyên niệm không ngừng nghỉ
Người này được thấy Phật
Số Phật bằng với tâm”.
   Phẩm Hiền Thủ nói:
“Nếu thường niệm Phật, tâm bất động
Ắt thường trông thấy vô lượng Phật
Nếu thường trông thấy vô lượng Phật
Ắt thấy Như Lai thể thường trụ”.

   Bài kệ trước luận về trì danh nên nói “số”, bài kệ sau gồm cả báo thân và hóa thân để thấu suốt pháp thân nên nói “vô lượng”. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết số hữu lượng mà không biết số siêu việt lượng, biết danh tự của tức số mà chẳng biết danh tự của siêu việt số, biết danh tự của siêu việt số nên suốt ngày niệm mà chưa từng niệm, biết số của siêu việt lượng nên niệm một đức Phật tức gồm hết tất cả Phật.

   Phẩm Tùy Hảo Quang Minh ghi: “Như ta nói ngã mà chẳng chấp ngã, chẳng chấp ngã sở. Tất cả chư Phật cũng vậy, tự nói là Phật nhưng chẳng chấp ngã và ngã sở”.

   Nhưng người mới vào môn này ắt phải dựa vào số, hằng ngày cần phải hạn định khóa trình, từ một đến vạn, từ vạn đến ức, niệm chẳng rời Phật, Phật chẳng khác tâm, như trăng ở trong nước mà trăng chẳng phải ở trong nước; như xuân ở tại cành hoa mà xuân chẳng phải ở ngoài cành hoa. Niệm Phật như vậy thì danh tự tức pháp thân, vì tánh của danh tự chẳng thể thủ đắc. Pháp thân tức danh tự vì pháp thân hiện hữu ở khắp mọi nơi, cho đến báo thân và hóa thân cũng chẳng khác danh tự. Cũng vậy, danh tự chẳng khác báo thân và hóa thân. Cho nên, phẩm Như Lai Danh Hiệu nói: “Danh hiệu của một đức Như Lai đồng đẳng với pháp giới hư không giới, tùy theo tâm chúng sinh mà mỗi người đều thấy biết khác nhau”. Như thế, đủ biết các danh tự của thế gian đều là danh tự Phật, chỉ cần nêu ra bất cứ một danh tự Phật nào cũng đều bao gồm hết danh tự của thế gian.



   Phẩm Tỳ-lô-giá-na viện dẫn các đức Phật quá khứ có danh tự bất đồng, nhưng chỉ cần dùng một danh tự Tỳ-lô là bao gồm hết, vì tất cả các đức Phật đều có tạng thân Tỳ-lô xưa nay không khác. Như vậy, niệm Phật, thọ trì danh tự một đức Phật thì gồm thu pháp giới. Danh tự là toàn pháp giới nên toàn pháp giới gồm thu, chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai, cũng chẳng phải phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng cạnh, phương trên, phương dưới, mười phương, ba thời gian không sót trong lúc đang niệm, chẳng trải qua một Sát-na (thời gian cực ngắn) đã thành Phật rồi.

- Quê Hương Cực Lạc - HT.Tuyên Hóa




NGUỒN SÁCH: http://thuvienhoasen.org/a6752/que-huong-cuc-lac-hoa-thuong-tuyen-hoa


- Pháp môn niệm Phật là pháp môn rất dễ hành trì tu tập, mọi người ai cũng tu được pháp môn này. Chỉ cần bạn niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, tương lai khi đến lúc lâm chung bạn sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, hóa sanh trong hoa sen, mỗi ngày nghe Phật A Di Đà nói pháp, tương lai thành Phật.
- Xưa nay thường nói, niệm Phật khi lâm chung thì vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, còn hiện tại chúng ta chưa chết, thế bây giờ chúng ta niệm Phật để làm cái gì? Đúng không? Nhưng để có lợi ích khi chết, thì khi sống bạn phải cần lo vun bồi trước. Giống như bạn trồng loại cây ăn quả, muốn thu hoạch kết quả thì bây giờ ta phải tốn thời gian ít năm chăm bón cây mới phát triển được. Sự phát triển đó, phải theo thời gian mà tạo thành kết quả. 

- Niệm Phật cũng như thế, bây giờ bạn niệm Phật, đến khi lâm chung mới không bị các bệnh thống khổ, không bị tâm tham, sân, si làm bấn loạn, nhất tâm niệm Phật thì Phật A Di Đà đến tiếp dẫn bạn đi. Bây giờ nếu bạn không niệm Phật, đến khi lâm chung, tứ đại phân ly, khi ấy bạn muốn niệm Phật cũng không niệm được, trừ khi có bậc thiện tri thức đến trợ giúp cho bạn, nhắc nhở bạn, bảo bạn niệm Phật. Cho nên lúc còn sống, mỗi ngày đều niệm Phật, niệm mãi đến khi kết thành một mảng. 


- Lâm chung chỉ cần niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì lúc đó bạn chỉ nhớ đến Phật, ngoài ra chẳng luyến tiếc vướng bận gì cả, bạn sẽ thanh thản ra đi về cõi Phật. Cho nên, khi sống cũng như khi chết bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì Phật A Di Đà cũng không quên bạn, chúng ta nương vào đại nguyện của Phật A Di Đà thì Ngài dùng kim đài đến tiếp dẫn bạn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

SÁCH HAY NÊN ĐỌC: